Trang chủGiáo dụcNghiên cứu khoa họcLần đầu tiên Cuộc thi FIRST®Tech Challenge được tổ chức tại Việt...

Lần đầu tiên Cuộc thi FIRST®Tech Challenge được tổ chức tại Việt Nam

FIRST®Tech Challenge – một trong các cuộc thi Robotics quốc tế lâu đời nhất dành cho cộng đồng học sinh trung học trên toàn thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Ngày 7/11, tại Hà Nội, trường Đại học FPT đã ký kết hợp tác với FIRST® (Mỹ) và công bố tổ chức giải thi đấu robot FIRST®Tech Challenge Vietnam 2024 (FTC Vietnam 2024) với chủ đề “Thế hệ trẻ kiến tạo tương lai”.

TS. Nguyễn Xuân Phong, đại diện cho trường Đại học FPT thực hiện ký kết trực tuyến với FIRST® để triển khai Cuộc thi FIRST®Tech Challenge 2024 tại Việt Nam. Ảnh FPT

Theo thoả thuận hợp tác, trường ĐH FPT được FIRST® trao quyền tổ chức giải thi đấu robot theo thể thức và tiêu chuẩn của FIRST® (Mỹ) tại Việt Nam. Giải đấu dành cho học sinh THCS – THPT (lớp 7 – lớp 12) trên toàn quốc, tham gia thi theo nhóm từ 3 – 15 thành viên và một cố vấn chuyên môn (mentor). Các đội được yêu cầu sử dụng một số trang thiết bị cơ bản giống nhau theo tiêu chuẩn quốc tế từ Ban tổ chức (bộ thiết bị KIT cơ bản gồm mạch điều khiển, động cơ, cảm biến), cùng với việc tự do vận dụng kiến thức, kỹ năng lập trình, kết cấu cơ khí,… để thiết kế các sản phẩm robot giải quyết được đề bài mà cuộc thi đưa ra. Năm nay, bài toán đặt ra với các đội tuyển tham dự FIRST® 2024 là tập trung vào chủ đề “Thế hệ trẻ kiến tạo tương lai” và thách thức FIRST® IN SHOW℠. Các đội tham dự cuộc thi sẽ phải thiết kế robot có khả năng vẽ tranh, làm các công việc sáng tạo cùng con người.

FTC Vietnam 2024 sẽ chọn ra một đội xuất sắc nhất (Inspire Award) giành quyền đại diện quốc gia tham gia thi đấu tại FIRST® Tech Challenge toàn cầu, tổ chức ở Mỹ vào tháng 4/2024.

TS. Nguyễn Xuân Phong (Phó Hiệu trưởng trường Đại học FPT) phát biểu tại Lễ ký kết. Ảnh FPT       

Phát biểu tại Lễ ký kết và khởi động cuộc thi, TS. Nguyễn Xuân Phong – Phó Hiệu trưởng trường Đại học FPT nhấn mạnh: “FPT luôn tin tưởng Dân tộc Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam làm được những điều Bác Hồ căn dặn, sánh vai cùng cường quốc 5 châu. Một trong những con đường ngắn nhất chính là thông qua khoa học công nghệ. Tại FPT, chúng tôi luôn tâm niệm mang đến những chương trình đào tạo tiên tiến trong hệ thống giáo dục của mình. Trong điều kiện của mình sẽ làm hết sức để mang lại sân chơi khoa học công nghệ nói chung cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Sân chơi ngày hôm nay chính là như vậy. Chúng tôi rất tự hào khi được FIRST lựa chọn là đối tác triển khai cuộc thi này”.

TS. Nguyễn Xuân Phong cũng chia sẻ việc trường Đại học FPT sẽ tổ chức Chương trình Vietnam Open Robotics Challenge (VORC) để thông qua đó tạo điều kiện hỗ trợ cho các học sinh ở các vùng miền xa xôi cũng có cơ hội tham gia Cuộc thi FTC Vietnam 2024. Bởi vì để tham gia cuộc thi theo tiêu chuẩn quốc tế các đội sẽ phải mất rất nhiều chi phí, mà trước hết là cần trang bị nhiều kiến thức các em chưa được học, cần có robot kit với chi phí cao.


Chương trình Vietnam Open Robotics Challenge (VORC) với các điểm thi và hỗ trợ khu vực được đặt tại 5 campus của ĐH FPT trên toàn quốc ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh tại các trường phổ thông sẽ được huấn luyện để tham gia làm quen với robot ở dạng thức đơn giản hơn cũng như theo hình thức mô phỏng trực tuyến. Tất cả các nội dung học đều được miễn phí và được các chuyên gia từ Công ty FPT Sofware hay các chuyên gia đến từ cộng đồng Việt Nam.  Các đội đạt giải cao tại các vòng thi khu vực sẽ được hỗ trợ bộ linh kiện robot tiêu chuẩn và kinh phí để tham gia vòng thi chính thức của FTC tại Hà Nội vào tháng 2/2024.

Anh Lê Ngọc Tuấn chia sẻ với các thầy cô, học sinh về những cơ hội cũng như thách thức mà cuộc thi mang lại. Ảnh FPT

Anh Lê Ngọc Tuấn – Giám đốc trải nghiệm công nghệ (Ban học đường – trường Đại học FPT), Trưởng Ban chuyên môn của FTC Vietnam 2024 cho rằng, việc Việt Nam nhận được quyền đăng cai FIRST® Tech Challenge 2024 là vinh dự, cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức cho các học sinh Việt Nam khi tham gia cuộc thi theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cuộc thi có độ khó rất cao như robot tự hành, ứng dụng AI,… Có 2 vấn đề lớn mà các học sinh phải vượt qua. Thứ nhất là nhiều kiến thức học sinh Việt Nam chưa được học hết. Thứ 2 là chi phí tham gia cuộc thi rất lớn. Do đó, VORC là một chương trình đào tạo mở online rất ý nghĩa, hỗ trợ, tìm kiếm tài năng để tham gia kỳ thi quốc tế tại Việt Nam.

Ngay sau Lễ ký kết và công bố về cuộc thi, các đội tuyển robot đến từ một số trường của khu vực phía Bắc đã tham gia thi đấu trong khuôn khổ VORC, từ đây sẽ chọn ra những đội đầu tiên được tài trợ Robot kit. Ảnh FPT

Những năm gần đây, nhiều đội tuyển học sinh, sinh viên Việt Nam đạt thành tích tốt tại các giải đấu robot quy mô toàn cầu. Đặc biệt, tại Giải đấu First Global Challenge diễn ra từ ngày 7 đến 10/10 tại Singapore với sự tham gia của 191 quốc gia và vùng lãnh thổ, đội tuyển Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng. Việc FIRST® Tech Challenge 2024 được tổ chức tại Việt Nam mở ra cơ hội học tập, trải nghiệm công nghệ robot cho hàng triệu học sinh phổ thông, khơi nguồn sức sáng tạo và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Trà Giang

FIRST® – For Inspiration and Recognition of Science and Technology là một tổ chức phi lợi nhuận cho thanh niên quốc tế, được thành lập năm 1989. FIRST điều hành các cuộc thi FIRST® Robotics Challenge (FRC), FIRST® Tech Challenge (FTC), FIRST® LEGO League Challenge (FLL) cho các đội tuyển các câu lạc bộ và cuộc thi FIRST® Global Challenge (FGC) cho các đội tuyển quốc gia hàng năm. Hàng năm các giải đấu FIRST® trong đó có FTC quy tụ gần 1 triệu học sinh trên toàn cầu đến từ hơn 100 quốc gia tham dự.

FIRST® 2024, với chủ đề “Thế hệ trẻ kiến tạo tương lai” và thách thức FIRST® IN SHOW℠ sẽ làm nổi bật vai trò của STEM trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí và đang trao quyền cho các bạn trẻ để kiến tạo tương lai đầy cơ hội và trí tưởng tượng. Các đội tham dự cuộc thi sẽ phải thiết kế robot có khả năng vẽ tranh, làm các công việc sáng tạo cùng con người và thậm chí robot cũng phải biết “chơi” với máy bay giấy do các đội thi tự sáng tạo ra. Chi tiết về thử thách có trên web của chương trình ftc.io.vn

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thiết bị giám sát, điều khiển từ xa không dây kích thước nhỏ 2,4 GHz FH hiệu quả trong công nghiệp

Để nâng cao hiệu quả điều khiển từ xa trong các ứng dụng công nghiệp, tháng 12 năm 2021, Circuit Design, Inc.- nhà cung cấp hàng đầu các module vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản đã ra mắt bộ đầu vào KST2.4S và bồ đầu ra KSR2.4 cho ứng dụng điều khiển công nghiệp với tín hiệu vào/ra là tín hiệu mức High/Low.

Hải Anh JSC đầu tư cho ngành Công nghiệp Năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Ngày hội Tự động hóa TP.HCM: Chuyển đổi số hướng đến phát triển bền vững

“Ngày hội Tự động hóa thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra từ ngày 15 – 17/11/2023 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn - SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ “Triển lãm Quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp - VINAMAC EXPO 2023”.

VAA ký kết các MOU tại Tuần lễ kết nối khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ “Tuần lễ kết nối, giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học & công nghệ và đổi mới sáng tạo” Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) và Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa Hà Nội (BK FUND), Công ty TNHH Kết nối Giá trị Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).

Bài viết nổi bật

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.