Trang chủGiáo dụcKhởi nghiệpLàm gì để tránh tình trạng kỳ lân công nghệ Việt Nam...

Làm gì để tránh tình trạng kỳ lân công nghệ Việt Nam đầu tư ở thị trường nước ngoài?

Việt Nam đang chứng kiến làn sóng phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up). Với những ý tưởng kinh doanh cùng năng lực cạnh tranh được nâng cao, một số start-up đã không dừng lại ở thị trường trong nước mà vươn ra thị trường quốc tế. Bên cạnh làn sóng khởi nghiệp và sự nỗ lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, chúng ta cũng gặp không ít rào cản, thách thức lớn.

• Thế hệ trẻ là chủ lực, đại diện cho hoạt động đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo
• Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ít chú trọng đến việc tạo lập các tài sản trí tuệ mới

Toàn cảnh hội nghị

Tại Hội nghị “Thực trạng và nhu cầu đầu tư start-up trong lĩnh vực ICT” diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022, ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch Câu lạc bộ VDI, cho biết: Phong trào đổi mới sáng tạo trong những năm gần đây được phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là Đề án 844, chương trình Techfest thu hút hàng ngàn start-up Việt Nam được kết nối các nhà đầu tư, phong trào của bộ Khoa học và Công nghệ thu hút gần 400 trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông dự thi với hàng ngàn dự án đổi mới sáng tạo cho lớp trẻ. Qua đó, ta thấy Việt Nam đang là quốc gia khởi nghiệp sáng tạo trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt sáng tạo công nghệ thông tin.

Ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch Câu lạc bộ VDI phát biểu tại hội nghị

Mặc dù được bộ, ban ngành, địa phương quan tâm phát động phong trào đổi mới sáng tạo, nhưng những phong trào đi vào chiều sâu thực tế để hướng tới khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ về tư vấn định hướng, nguồn lực, để khả thi đạt được thành công thì còn nhiều giới hạn. Các kỳ lân thành công chủ yếu còn đầu tư ở nước ngoài. Thêm nữa, về hành lang pháp lý, chưa tạo tiền đề cho start-up có môi trường phát triển trong nước, phát triển năng lực của mình phù hợp kinh doanh của Việt Nam. Nguồn nhân lực của Việt Nam, đặc biệt nhân lực công nghệ cao còn hạn chế, thiếu số lượng. Đặc biệt, nói đến Made in Vietnam, không có nhân lực hỗ trợ kiến tạo công nghệ lõi mong muốn tạo ra sản phẩm Made in Vietnam còn khó cạnh tranh với thế giới.

Trong những năm qua, việc đầu tư vào đổi mới sáng tạo hàng tỷ đô la, nhưng phần lớn quỹ đầu tư ở nước ngoài, quỹ đầu tư trong nước còn rất hạn chế. Thực trạng này cho thấy, chúng ta đang khuyến khích lớp trẻ khởi nghiệp sáng tạo nhưng chúng ta không nhanh chân tạo môi trường tốt để giữ chân khởi nghiệp sáng tạo, do đó, vô hình sẽ bị chảy máu chất xám khiến Việt Nam mất động lực nội bộ để giúp ích cho đất nước.

Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài

Ông Trịnh Minh Giang – CEO VTI Could – Trưởng cố vấn VMCG chia sẻ bài học về đổi mới sáng tạo của Singapore: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Singapore là 17%, thu hút nhiều nguồn tài chính từ các tổ chức Chính phủ, các start-up được đầu tư từ 40 – 100% chi phí mua trang thiết bị văn phòng, được tài trợ chi phí tư vấn, có nhiều chuỗi hoạt động kết nối quốc tế, hỗ trợ tối đa về sở hữu trí tuệ,… Các star-up cũng được hỗ trợ tài chính và các chương trình ươm tạo, kinh phí, lương, chi phí thuê cố vấn và các hoạt động khác. Chính phủ Singapore đầu tư cho các start-up thông qua các khoản vay do Chính phủ hỗ trợ từ 100k SGD lên tới 15M SGD. Các công ty có thể trợ cấp tới 70% chi phí dự án đủ điều kiện. Ngoài ra còn rất nhiều cơ chế về thuế, các quỹ đầu tư, trợ cấp, hành lang pháp lý thông thoáng để các start-up phát triển tại quốc gia này.

Ông Trịnh Minh Giang – CEO VTI Could chia sẻ bài học về đổi mới sáng tạo của Singapore.

Nhìn từ Singapore, ông Giang đề nghị Việt Nam có những chính sách khuyến khích đối với các công ty sử dụng điện toán đám mây và các ưu đãi với những doanh nghiệp mới đang sử dụng điện toán đám mây. Hiện nay, các start-up đi gọi vốn nhưng chỉ có các Quỹ mà chưa có sự tham gia nhiều từ nhà nước, các chương trình gặp gỡ trao đổi trực tiếp chưa quay lại kịp thời, các hoạt động đi theo chuỗi sự kiện nên tập trung theo đúng chủ đề, chuyên ngành. Thông qua bài học của Singapore và thực tế, ông Giang mong muốn được chia sẻ bài học cũng như thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đổi mới sáng tạo giúp các doanh nghiệp có được môi trường tốt hơn hiện nay.

Là thành viên của một chương trình lớn về đổi mới sáng tạo Techfest 2022, ông Lê Toàn Thắng – Phó Giám đốc NSSC cho biết: Không thể phủ nhận những kết quả mà chương chình đã mang lại cho đổi mới sáng tạo của Việt Nam, kết nối đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu trong khuôn khổ Techfest hàng năm. Thông qua Techfest đã thu hút được các nguồn lực đầu tư trong nước và quốc tế cho các start-up Việt Nam. Nâng cao cơ hội tiếp xúc và gọi vốn, giúp nhà đầu tư, quỹ đầu tư được tiếp xúc với các start-up tiềm năng từ các lĩnh vực, các giai đoạn khác nhau từ đó hình thành cầu nối và liên kết giữa các Startup và nhà đầu tư. Techfest đã ứng dụng các mô hình kinh doanh mới đáp ứng yêu cầu đầu tư khác với các mô hình thông thường. Ông mong muốn ngoài nguồn lực của Chính phủ thì các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư hơn nữa cho các start-up có môi trường cũng như điều kiện về vốn, các yêu cầu đề bài sát thực tế để ngày một phát triển hơn.

Ngoài ra, từ kinh nghiệm của các nước, ông Thắng cho rằng các chính sách tài chính cần hoàn thiện dần, muốn thúc đẩy nhanh hơn cần có các chương trình phù hợp chuyên ngành, chuyên môn, năng lực chuyên môn sâu cho các start-up. Nguồn vốn chung tay từ doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đưa ra các định hướng cho tar-up hướng tới thông tin đầy đủ, định hướng thị trường. Ở góc độ của một doanh nghiệp khởi nghiệp, bài học mà ông Trần Hữu Tuấn – CEO Area 53 Network dành cho các star-up đó là ngoài kêu gọi được vốn còn phải xác định nguồn quỹ nào phù hợp, đi lâu dài cùng với các star-up, thường xuyên trao đổi thông tin. Theo đó các sản phẩm phải chỉn chu, được đầu tư và vận hành, tạo ra các kỳ vọng mới liên tục để khi thị trường có biến đổi sẽ có 01 sản phẩm mới thay thế và điều quan trọng là có quỹ dự phòng để tồn tại và đi xa hơn.

Các khách mời đang cùng nhau trao đổi về thực trạng khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Không chỉ Singapore, Ấn Độ cũng là quốc gia đáng để Việt Nam học hỏi khi sự bùng nổ số lượng kỳ lân chỉ trong thời gian ngắn.

Nếu như trong thập kỷ từ 2011-2019, Ấn Độ chỉ tạo ra được 22 kỳ lân thì có hơn 40% số kỳ lân của Ấn Độ đã xuất hiện chỉ riêng vào năm 2021 nhờ vào môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi để phát triển và mở rộng. Một hệ thống các quy định lành mạnh, rõ ràng, mang tính hỗ trợ IPO cũng giúp Ấn Độ trở thành điểm sáng trong mắt giới đầu tư mạo hiểm toàn cầu.

Báo cáo đầu tư thế giới năm 2021 của Liên Hợp Quốc cho thấy, Ấn Độ đã trở thành quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 5 toàn cầu. Trong năm 2020, đã có khoảng 64 tỷ USD chảy vào Ấn Độ, phần lớn hướng tới lĩnh vực công nghệ.

Có thể nói, đứng trước khó khăn thách thức cũng chính là cú huých lớn, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã nhanh chóng bắt nhịp, phối hợp với các bộ, ban nghành liên quan, kết hợp nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, triển khai nghiên cứu các giải pháp giúp hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày một phát triển mạnh mẽ đảm bảo được mục tiêu, đề án của Chính phủ đề ra cho nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước.

An An

 

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rockwell Automation ra mắt Trung tâm Trải nghiệm mới tại Singapore

Trung tâm trải nghiệm CEC vừa được Rockwell Automation ra mắt nằm trong trụ sở chính của Rockwell Châu Á -Thái Bình Dương, bên cạnh nhà máy sản xuất lớn nhất của Rockwell ở khu vực.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10

Năm học 2024 - 2025, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội gồm ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.