Trang chủTự động hóaAn ninh - An toànHacker nhắm vào dịch vụ hàng thiết yếu giữa đại dịch

Hacker nhắm vào dịch vụ hàng thiết yếu giữa đại dịch

Trang CNN cho biết vài tháng qua, có sự gia tăng mạnh mẽ các cuộc tấn công nhắm vào cơ sở hạ tầng của các dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, điện nước, tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân giữa đại dịch. Điều này là khác với trước đây, khi hacker tập trung nhiều vào việc tấn công các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoặc dữ liệu nhạy cảm.

• FortiCASB: gia tăng bảo mật các bề mặt dễ bị tấn công 
Công nghệ Bảo mật Endpoint nâng cao của Fortinet ngăn chặn 100% mã độc

Thủ đoạn của các tin tặc hầu hết là sử dụng mã độc tống tiền – Ransomware có khả năng mã hóa dữ liệu và ép nạn nhân phải trả tiền chuộc. Đây là những cuộc tấn công gây ra tình trạng hỗn loạn trong cuộc sống, có thể dẫn đến khan hiếm sản phẩm, đẩy giá lên cao hơn,… buộc các công ty bị tấn công phải nhanh chóng trả tiền cho hacker để sớm khắc phục vấn đề.

Điển hình như hồi tháng 5, nhà điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu Mỹ là Colonial Pipeline phải đóng toàn bộ mạng lưới sau cuộc tấn công ransomware. Giám đốc điều hành Colonial Pipeline thừa nhận đã chi 4,4 triệu USD cho hacker để hệ thống tiếp tục hoạt động.

Đầu tháng 6, công ty cung cấp thịt JBS cho biết hệ thống máy chủ của họ ở Bắc Mỹ và Australia bị tấn công mạng, “làm trì hoãn một số giao dịch nhất định với khách hàng và nhà cung cấp”.

Công ty cung câp thịt JBS đã trở thành mục tiêu tán công ransomware hôm 1/6. Ảnh Reuter

Hãng bảo mật Fortinet cho rằng, việc nhân viên phải ở nhà hoặc chia ca luân phiên trong đại dịch đã hình thành nên môi trường kinh doanh kiểu “làm việc ở khắp mọi nơi”, khiến số lượng người dùng phân tán tăng lên. Ngoài ra, khi nhân viên dùng thiết bị cá nhân của mình để truy cập vào các ứng dụng đám mây liên quan đến công việc, hay việc họ dùng thiết bị do công ty cung cấp để thực hiện các hoạt động cá nhân, đã làm lộ ra nhiều lỗ hổng, mở rộng bề mặt tấn công kỹ thuật số.

Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) của Mỹ đã liệt kê 16 ngành công nghiệp là các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng – như năng lượng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính, nước, giao thông, thực phẩm và nông nghiệp – có nguy cơ bị hacker “tác động làm suy yếu”. Giới bảo mật lo ngại, phần lớn cơ sở hạ tầng này đang trở nên cũ kỹ và khả năng phòng thủ mạng không theo kịp sự tiến hóa tinh vi của tin tặc.

“Cơ sở hạ tầng quan trọng vốn được thiết kế tách biệt về mặt vật lý với mạng công ty và Internet. Tuy nhiên, giờ hệ thống đã được kết nối mạng với mục tiêu tự động hóa và điều này càng được thúc đẩy trong đại dịch”, Eric Cole, tác giả cuốn Cyber Crisis cho biết. Nguy hiểm hơn, các hệ thống bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ y tế thường bị nhắm tới do họ bận rộn đối phó với Covid-19 và có rất ít thời gian để cập nhật các biện pháp phòng thủ.

Vì lẽ đó, ngày 3/6, Nhà Trắng đã gửi thư ngỏ, yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ thiết yếu “coi ransomware là mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình chứ không đơn thuần là nguy cơ đánh cắp dữ liệu”.

Minh Phúc (theo CNN)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

11 startup của Việt Nam được định giá trên 100 triệu USD

Năm 2023, Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực về số các thương vụ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sau Indonesia và Singapore.

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Smart City Asia 2024: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh trong phát triển đô thị thông minh

Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao vị thế của Việt Nam.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giải thưởng Sao Khuê 2024 nổi bật với nhiều giải pháp AI

169 Nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc được trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho thấy nhiều giải pháp số được ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Bài viết nổi bật

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.