Trang chủBản tin CovidHà Nội và TP.HCM đều hỏa tốc đến Cục Hàng không Việt...

Hà Nội và TP.HCM đều hỏa tốc đến Cục Hàng không Việt Nam về kế hoạch mở lại đường bay nội địa

Ngày 4/10, UBND Thành phố Hà Nội gửi văn bản khẩn đển Cục Hàng không Việt Nam đề nghị cần lấy ý kiến của Thành phố cho kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ đi/đến Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, UBND TP.HCM cơ bản đồng ý với Dự thảo khôi phục 18 đường bay với 132 chuyến khứ hồi/ngày.

• TP.HCM: 17 quận huyện kiểm soát được dịch, gần 5.300 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại

Cụ thể, văn bản khẩn do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ký tối ngày 4/10 gửi Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Cục báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ đi/đến Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, để lấy ý kiến UBND TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

TP. Hà Nội còn đề nghị Cục Hàng không Việt Nam làm rõ tiêu chí với hành khách đi máy bay, cụ thể là phải thuộc các vùng xanh. Hành khách thuộc các vùng có mức độ dịch ở cấp 3, cấp 4 cần được sự cho phép của chính quyền nơi đi và sự tiếp nhận của chính quyền nơi đến.

Đối với người dân hiện đang ở tại TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, tạm thời chưa di chuyển đến địa phương khác theo đúng tinh thần và nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1265 ngày 30/9/2021 về việc tiếp tục kiểm soát người ra, vào TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Công văn số 3251 ngày 1/10/2021 của UBND TPHCM về việc phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông trong trường hợp cấp thiết.

UBND TP. Hà Nội đề nghị Cục Hàng không Việt Nam làm rõ phương án bố trí phương tiện đưa đón hành khách đi/đến sân bay quốc tế Nội Bài với các địa phương có khách đi và đến đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của các địa phương và để đảm bảo hành khách đi sân bay quốc tế Nội Bài được các địa phương tiếp nhận; làm rõ cơ chế phối hợp với các cơ quan y tế các địa phương để đảm bảo những hành khách đi tàu bay theo dự thảo kế hoạch có thuộc nhóm đối tượng phải thực hiện cách ly và các biện pháp cách ly cụ thể để đảm bảo phối hợp được chặt chẽ.

TP.HCM cơ bản thống nhất khôi phục 18 đường bay với 132 chuyến khứ hồi/ngày

Trong khi TP. Hà Nội đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ tổ chức khai thác các đường bay nội địa đi/đến sân bay quốc tế Nội Bài khi đã báo cáo Bộ GTVT, Bộ Y tế và được sự thống nhất bằng văn bản với UBND TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận thì UBND TP.HCM nhấn mạnh quan điểm cơ bản thống nhất với dự thảo kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

Đối với đường bay TP.HCM – Hà Nội, UBND TP.HCM đề nghị tổ chức một số chuyến bay khứ hồi) trong tuần, để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Văn bản của UBND TP.HCM cũng đề nghị Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 3324 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, đồng thời phân công đầu mối để phối hợp với Sở GTVT TPHCM trong công tác triển khai kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ, đảm bảo phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19-trên địa bàn.

Cơ quan quản lý hàng không đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: TPHCM, Hà Nội Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau. Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày.

Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày, riêng TPHCM khôi phục lại 18 đường bay với 132 chuyến bay khứ hồi/ngày.

Hiện ngoài TP.HCM có UBND tỉnh Bình Định, Điện Biên và Phú Yên đã đồng ý với kế hoạch mở lại đường bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam.

Minh Phúc

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thiết bị giám sát, điều khiển từ xa không dây kích thước nhỏ 2,4 GHz FH hiệu quả trong công nghiệp

Để nâng cao hiệu quả điều khiển từ xa trong các ứng dụng công nghiệp, tháng 12 năm 2021, Circuit Design, Inc.- nhà cung cấp hàng đầu các module vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản đã ra mắt bộ đầu vào KST2.4S và bồ đầu ra KSR2.4 cho ứng dụng điều khiển công nghiệp với tín hiệu vào/ra là tín hiệu mức High/Low.

Hải Anh JSC đầu tư cho ngành Công nghiệp Năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Ngày hội Tự động hóa TP.HCM: Chuyển đổi số hướng đến phát triển bền vững

“Ngày hội Tự động hóa thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra từ ngày 15 – 17/11/2023 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn - SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ “Triển lãm Quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp - VINAMAC EXPO 2023”.

VAA ký kết các MOU tại Tuần lễ kết nối khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ “Tuần lễ kết nối, giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học & công nghệ và đổi mới sáng tạo” Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) và Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa Hà Nội (BK FUND), Công ty TNHH Kết nối Giá trị Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).

Bài viết nổi bật

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.