Trang chủGiáo dụcKhởi nghiệpGọi vốn startup: vì sao đôi bên không đạt được đồng thuận

Gọi vốn startup: vì sao đôi bên không đạt được đồng thuận

Gọi vốn là quá trình người làm startup bán công sức và giấc mơ của mình, còn nhà đầu tư bỏ tiền ra mua cơ hội và chấp nhận đối mặt với các rủi ro có thể xảy ra. Có những thương vụ nhà đầu tư và startup nhanh chóng có được sự đồng thuận, ngược lại cũng nhiều startup không thành công.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm mentor cho Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) và các startup nổi tiếng như TopCV, Boxme, đồng thời từ chính bài học kinh nghiệm từng gọi vốn của mình, anh Võ Ngọc Hân, Co-Founder và Giám đốc tăng trưởng Phần mềm tổng đài thông minh tích hợp CRM Callio cho biết, các nhà đầu tư thường đánh giá một startup dựa trên phẩm chất và năng lực của đội ngũ sáng lập (founders), tiềm năng của sản phẩm và thị trường, cùng sự phù hợp với danh mục và ngân sách đầu tư.

Nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp đã được Founder Võ Ngọc Hân chia sẻ cho các bạn trẻ.

Co-Founder Callio nhấn mạnh: “Quyết định đầu tư đồng nghĩa với nhà đầu tư đặt niềm tin vào startup, các startup cố gắng đừng đánh mất niềm tin đó”. Ngược lại, việc startup lựa chọn đúng đối tác đầu tư rất quan trọng. Theo anh Hân, một nhà đầu tư phù hợp phải là một đối tác có chung tầm nhìn, có kiến thức – kinh nghiệm – network cũng như những giá trị khác có thể hỗ trợ startup tăng trưởng, và chia sẻ mức cổ phần hợp lý.

Anh Hân minh họa kinh nghiệm gọi vốn bằng chính câu chuyện của Callio khi tham gia Shark Tank mùa 5. Nhận được lời đề nghị đầu tư 600,000 USD nhưng Callio đã quyết định từ chối do không chung tầm nhìn cũng như không thống nhất được về tỷ lệ sở hữu. Anh Hân giải thích mức định giá của Callio được đưa ra dựa trên dự báo tài chính vững chắc đến từ doanh thu và lợi nhuận thực tế của công ty. Anh tự tin với sự tăng trưởng của Callio trong tương lai nên mang đến một cơ hội đầu tư tiềm năng cho các Sharks, vì thế Callio chỉ hợp tác với nhà đầu tư thực sự phù hợp.

Tuy nhiên, chia sẻ trong chương trình học về Khởi nghiệp tại FUNiX mới đây, anh Hân cũng cảnh báo về lý do thường khiến đề nghị gọi vốn bị từ chối như: dự án không tiềm năng, hồ sơ gọi vốn và bài pitching gọi vốn kém hấp dẫn, team sáng lập yếu hoặc thiếu cam kết, startup định giá quá cao hoặc đôi bên không đạt được đồng thuận về các điều khoản.

Khởi nghiệp đang là phong trào được các bạn trẻ quan tâm, bên cạnh các startup thành công thì cũng có nhiều người thất bại từ lần pitching gọi vốn đầu tiên, việc sớm trang bị kiến thức để chủ động là cần thiết.

Bài học thực tế cùng những chia sẻ chân thực và nhiệt huyết của diễn giả trong chương trình mà FUNiX tổ chức cho môn Khởi nghiệp đã thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên, với rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong chương trình. Không chỉ trang bị kiến thức, các Founder trong vai trò diễn giả còn góp phần truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ tích cực khởi nghiệp.

Với chủ đề ‘Gọi vốn tại Việt Nam – Câu chuyện từ Founder một startup triệu đô’, ngày 2/12, hơn 400 sinh viên trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội – học viên khóa học Khởi nghiệp tại FUNiX đã được Founder Võ Ngọc Hân chia sẻ về các bước chi tiết trong hành trình gọi vốn cũng như bí quyết thuyết phục và chọn đúng đối tác đầu tư.

Sau khi tham gia buổi học, sinh viên Hoàng Tuấn Hiệp – Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết cảm thấy rất được truyền cảm hứng khi nghe lời cam kết của anh Hân với hội đồng quản trị về lợi nhuận tương lai của Callio, cũng như vị thế của Callio khi đi gọi vốn. “Các founders thực sự hiểu giá trị của startup của mình”, Hiệp chia sẻ.

Bà Mai Mai – Giám đốc Chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên theo FUNiX way chia sẻ, hoạt động này là cơ hội cho sinh viên liên hệ kiến thức với thực tế khởi nghiệp thông qua việc lắng nghe, trao đổi cùng lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Trước đó, sinh viên đã được tham dự các buổi thảo luận trực tiếp với founder, CEO và chuyên gia của Tiki, TopCV, Accesstrade, quỹ đầu tư VIISA,…

Bà kỳ vọng chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên theo FUNiX way sẽ là mô hình tiêu biểu và có thể mở rộng tới các trường đại học khác. “Chúng tôi hy vọng có thể trang bị kiến thức thực tế về khởi nghiệp cho sinh viên cả nước bằng cách học mới”, bà chia sẻ.

Khóa học trang bị kiến thức khởi nghiệp tại FUNiX được thiết kế theo giáo trình của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ). Song song với học lý thuyết, sinh viên thực hành xây dựng các ý tưởng startup thực tế theo nhóm với sự hướng dẫn và phản biện từ đội ngũ mentor (cố vấn) là CEO, founder, chuyên gia của hơn 40 doanh nghiệp.

Bảo Hà

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

11 startup của Việt Nam được định giá trên 100 triệu USD

Năm 2023, Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực về số các thương vụ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sau Indonesia và Singapore.

Smart City Asia 2024: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh trong phát triển đô thị thông minh

Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao vị thế của Việt Nam.

Giải thưởng Sao Khuê 2024 nổi bật với nhiều giải pháp AI

169 Nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc được trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho thấy nhiều giải pháp số được ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh

Nối tiếp những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023, Kỳ I Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 tập trung bàn luận các nội dung xoay quanh chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh” gồm 2 phiên Trù bị và Toàn thể.

Phát triển thị trường băng thông di động Việt Nam nâng cao hiệu quả chuyển đổi số

Báo cáo khảo sát về chất lượng dịch vụ viễn thông di động, cố định và điện toán đám mây 2024 cho thấy, ở mảng dịch vụ băng thông rộng di động, Viettel Telecom xếp hạng cao nhất về chất lượng dịch vụ. Trong khi, MobiFone dẫn đầu về chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi. 

Bài viết nổi bật

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.