Trang chủTự động hóaKỹ thuật RobotGiải pháp robot cộng tác của Universal Robots giúp nhà sản xuất...

Giải pháp robot cộng tác của Universal Robots giúp nhà sản xuất cải thiện năng suất lên đến 30%

Công ty sản xuất robot cộng tác (cobots) hàng đầu thế giới Universal Robots có trụ sở tại Đan Mạch khuyến khích các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh việc triển khai giải pháp tự động hóa robot để duy trì lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất hiệu quả, đón đầu thời kỳ phục hồi kinh tế sắp tới.

Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động và gián đoạn liên tiếp, việc thúc đẩy giải pháp tự động hóa để tối ưu hoá năng lực sản xuất luôn là một thách thức. Một thế hệ robot mới có tên là “robot cộng tác” đã ra đời nhằm thu hẹp khoảng cách giữa lắp ráp hoàn toàn thủ công với dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động. Universal Robots nhấn mạnh rằng các cobot có khả năng cải thiện năng suất cho ngành sản xuất của Việt Nam lên đến 30%.

“Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp có năng lực cạnh tranh. Với việc đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, dành ưu tiên cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, Việt Nam đang hướng tới một tương lai tăng trưởng năng động ở ngành sản xuất,” ông Darrell Adams, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương của Universal Robots chia sẻ. “Cobot đặc biệt phù hợp với thị trường Việt Nam, nơi con người và robot cùng thực hiện công việc trong cùng một dây chuyền sản xuất. Với sự hỗ trợ của cobot, các nhà sản xuất trong nước có thể đạt hiệu quả cao hơn và gia tăng năng suất một cách nhanh chóng.”

“Cobot có thể dễ dàng được lập trình lại để thực hiện những tác vụ mới và giải quyết những thách thức về sản xuất trong ngắn hạn mà nhiều công ty gặp phải, và có thể được điều chỉnh để thực hiện những công việc phức tạp trong các quy mô nhỏ hơn. Việc sử dụng cobot có thể giúp tăng tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất cho nền kinh tế và thúc đẩy đổi mới và phát triển năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).”

Ngành sản xuất là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2018, ngành sản xuất đóng góp 16% GDP của cả nước, đạt giá trị 886,58 nghìn tỷ đồng. Ngành sản xuất tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp trong năm 2019, giúp ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao 8,86%. Mặc dù vậy, mức độ tự động hóa bình quân của các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn còn ở mức thấp. Tự động hóa có khả năng tăng năng suất và tăng trưởng GDP của Việt Nam, nâng cao thu nhập cho người lao động và mở ra nhiều cơ hội trên thị trường cho các doanh nghiệp.

Theo Universal Robots, các doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa đã tăng sản lượng lên đến 300%, giảm tỷ lệ phát sinh lỗi 90% và tăng thêm 20% lợi nhuận. Universal Robots hiện đang tập trung vào các ngành chủ chốt như điện tử, xe hơi, bán dẫn, thực phẩm và đồ uống, nội thất và sản phẩm tiêu dùng.

“Không gian làm việc trong tương lai sẽ do những nhân viên có kỹ năng cao điều hành với sự hỗ trợ của thiết bị thông minh. Cobot giúp tự động hóa và hợp lý hóa các quy trình lặp đi lặp lại và có nguy cơ tiềm ẩn, qua đó đảm bảo môi trường làm việc an toàn và đồng thời gia tăng năng suất và hiệu quả công việc,” ông Darrell Adams chia sẻ thêm.

Cobot đảm nhận vai trò mới

Universal Robotscó 7 mẫu cánh tay robot cộng tác đơn giản, linh hoạt và có mức giá hợp lý- UR3, UR5, UR10 thuộc dòng series CB3 và UR3e, UR5e, UR10e và UR16e thuộc dòng e-Series. Các mẫu này được đặt tên theo tải trọng của chúng, tính bằng kg. Với khả năng xoay linh hoạt 360 độ trên tất cả các khớp cho phép các cobot hoạt động trong không gian nhỏ hẹp. Những mẫu robot này có thể gắn trên sàn, trần và tường tùy theo yêu cầu. Thay vì phải có lập trình viên giỏi, cobot có sẵn giao diện người dùng bằng màn hình cảm ứng kích cỡ như một chiếc máy tính bảng. Với màn hình này, người dùng có thể điều khiển cánh tay robot bằng các thao tác di chuyển trên màn hình.

Các khách hàng của Universal Robots thường nhận được tỷ suất hoàn vốn (ROI) trong năm đầu tiên. Một trong số những khách hàng đó là Benchmark Electronics-một nhà cung cấp toàn cầu của Mỹ về dịch vụ kỹ thuật, sản xuất và giải pháp công nghệ tích hợp cho các nhà sản xuất thiết bị gốc, đã triển khai thành công sáu cobot công nghiệp của Universal Robots vào quy trình lắp ráp và thử nghiệm tại các cơ sở của mình ở Korat, Thái Lan.

Benchmark Thái Lan đã cần một nền tảng robot mà có thể hiểu, nghiên cứu và triển khai được dễ dàng. Không như một số nền tảng khác, các cobot của Universal Robots sử dụng một giá treo hướng dẫn bằng màn hình cảm ứng đơn giản ở chế độ điều khiển tự do, qua đó người vận hành có thể nhanh chóng học, tạo chương trình và tinh chỉnh dễ dàng.

“Với cobot của Universal Robots, chúng tôi thấy sản lượng đầu ra và tỉ lệ lỗi do con người gây ra được kiểm soát ổn định hơn. Chúng tôi đã tăng hiệu suất vận hành thêm 25% và tiết kiệm được 10% không gian sản xuất. Điều này sẽ rất có lợi cho các cơ hội kinh doanh mới. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được ROI trong vòng 18 tháng,” ông Boonlert Aukkarapichata, Giám đốc Nghiệp vụ của Benchmark Thái Lan chia sẻ.

“Chúng tôi đã đánh giá nhiều robot và cobot từ các nhà cung cấp khác nhau và nhận thấy cobot của Universal Robots là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của chúng tôi trong hiện tại và cả tương lai. Nhờ có phương pháp lập trình được thiết kế vô cùng đơn giản, vận hành viên của chúng tôi có thể nhanh chóng nắm được cách sử dụng những loại cobot này. Đó là chưa kể chúng cũng rất an toàn khi sử dụng,” ông Boonlert Aukkarapichata cho biết. “Bên cạnh đó, sau khi cobot được tích hợp vào quy trình sản xuất, các vận hành viên đã có thể thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn, liên quan tới quy trình lắp ráp phức tạp hơn.”

Theo ABI Research, cobot hiện là phân khúc tự động hóa công nghiệp phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm đối với mảng cánh tay robot kỳ vọng đạt 11,8 tỷ USD đến năm 2030, tăng từ 1,9 tỷ USD vào năm 2018.

Universal Robots có một hệ thống các nhà phân phối ở Việt Nam. Quý vị có thể tìm thêm thông tin tại địa chỉ https://www.universal-robots.com/distributors/

TĐHNN

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Mercedes-Benz đưa robot hình người vào sản xuất xe

Apptronik - nhà sản xuất robot hình người Apollo (Mỹ) cho biết hãng sản xuất xe Mercedes-Benz  đã bắt đầu thử nghiệm robot hình...

5 xu hướng robot hàng đầu năm 2024

IFR cho biết, số lượng robot hoạt động trên toàn thế giới đã đạt kỷ lục mới khoảng 3,9 triệu chiếc vào năm 2022. Mật độ robot trung bình, hay số lượng robot trên 10.000 công nhân, đã tăng lên 151. Trong bản phát hành mới nhất, liên đoàn trích dẫn một số xu hướng khác so với năm 2022 và 2023.

4 cách robot, AI sẽ thay đổi ngành công nghiệp vào năm 2024

Chuyển đổi kỹ thuật số là một quá trình đang diễn ra, chúng ta kỳ vọng những xu hướng đột phá của năm 2023 sẽ tiếp tục định hình xã hội trong năm 2024. Nhưng những xu hướng này sẽ tác động như thế nào đến ngành robot và ngành sản xuất?

Lần đầu đưa chó robot vào làm việc tại Đại hội thể thao châu Á – Asiad 19

Tại nội dung ném đĩa, ban tổ chức của Asiad 19 sắp xếp nhiều chó robot tự động chạy nhặt đĩa về sau khi vận động viên ném đi. Một người làm nhiệm vụ này có thể phải chạy 7,2 km mỗi buổi thi.

Phát triển robot tại Việt Nam trong xu thế CMCN 4.0

Việc nghiên cứu và ứng dụng robot tại Việt Nam trong CMCN lần thứ tư mới chỉ ở mức tiềm năng do đó cần có những cơ chế, chính sách, chương trình quốc gia về nghiên cứu, phát triển và giảng dạy về robot.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.