Trang chủBản tin công nghiệpG7 ngừng tài trợ cho các dự án than nhằm ứng phó...

G7 ngừng tài trợ cho các dự án than nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới mới đây đã nhất trí ngừng tài trợ quốc tế cho các dự án than tạo ra khí thải carbon vào cuối năm nay. Động thái này của các nước G7 nhằm góp phần đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã được thống nhất trên toàn cầu.

Việc ngừng cung cấp tài chính cho các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch được coi là một bước tiến lớn mà thế giới có thể thực hiện nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, điều mà các nhà khoa học cho rằng sẽ giảm thiểu được những hậu quả tàn khốc nhất từ biến đổi khí hậu.

Hành động của nhóm G7 cũng được coi như là một lời yêu cầu tới Trung Quốc, quốc gia vẫn đang tiếp tục ủng hộ tài chính cho các dự án than, cần phải nhanh chóng chấm dứt việc này.

Trong một thông cáo chung mà Reuters đã đưa tin trước đây, nhóm bảy quốc gia (bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản) cùng với Liên minh châu Âu cho biết “Những khoản đầu tư quốc tế vào các dự án than cần phải dừng lại ngay bây giờ”.

“Chúng tôi cam kết thực hiện các bước cụ thể hướng tới việc chấm dứt tuyệt đối hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ đối với sản xuất nhiệt điện than vào cuối năm 2021, bao gồm thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, tài chính xuất khẩu, đầu tư và xúc tiến thương mại.”

Alok Sharma, chủ tịch hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26, đã coi việc ngừng tài trợ than đá là một “ưu tiên cá nhân” nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch, qua đó góp phần biến hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc vào tháng 11 tới sẽ là sự kiện “đưa than vào lịch sử “.

Ngoài ra, ông Alok Sharma kêu gọi Trung Quốc cần đề ra các chính sách ngắn hạn sẽ giúp thực hiện các mục tiêu về môi trường trong tương lai và Trung Quốc cần thực hiện những gì chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết.

Các tổ chức về môi trường đề nghị các mục tiêu cần phải cụ thể hơn

Nhóm G7 cũng đồng ý làm việc với các đối tác toàn cầu khác để đẩy nhanh việc triển khai các phương tiện thân thiện với môi trường, xóa sổ khí thải carbon trong lĩnh vực sản xuất điện vào những năm 2030 và chấm dứt tài trợ các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Các quốc gia này nhắc lại cam kết của mình đối với “Thỏa thuận Paris” năm 2015 nhằm hạn chế việc nhiệt độ Trái Đất tăng gần 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và mục tiêu tài chính về biến đổi khí hậu của các nước phát triển là huy động 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong giai đoạn từ 2020 đến 2025.

Một số tổ chức về môi trường hoan nghênh các bước đi của G7. Tuy nhiên, họ mong muốn các nước này cần thiết lập một thời gian biểu về các hành động một cách chặt chẽ hơn.

Rebecca Newsom, người đứng đầu chính trị của Greenpeace Vương quốc Anh, cho biết: “Quá nhiều cam kết trong số này vẫn còn mơ hồ và chúng tôi cần chúng phải có kế hoạch cụ thể cũng như đưa ra hành động có thời hạn.”

Trong một báo cáo mới đây, cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra cảnh báo rằng các nhà đầu tư không nên tài trợ cho các dự án cung cấp dầu, khí đốt và than nếu thế giới muốn đạt mức chất thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này.

IEA cho biết: “Số lượng các quốc gia đã cam kết ngưng tài trợ cho các dự án này đang ngày căng  tăng lên. Nhưng ngay cả khi các cam kết của họ được thực hiện đầy đủ, vẫn sẽ có 22 tỷ tấn carbon dioxide được thải ra trên toàn thế giới vào năm 2050, điều này sẽ dẫn đến việc nhiệt độ Trái Đất tăng thêm khoảng 2,1 độ C vào năm 2100.”

Tuệ An (Theo Reuters)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

IgusGO tối ưu hóa quy trình chuyển đổi Công nghiệp 4.0

Ứng dụng igusGO dựa trên AI chỉ mất vài giây để tiết lộ cách một ứng dụng có thể được tối ưu hóa về mặt kỹ thuật với các linh kiện không bôi trơn từ igus®️. Để làm điều này, các nhà thiết kế không cần phải xem qua các danh mục, gọi điện thoại hoặc viết e-mail, mà chỉ cần chụp ảnh ứng dụng của họ.

VNPT đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 3700 – 3800 MHz

VNPT đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số đối với khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) phục vụ cho chiến lược phát triển mạng 5G trên cả nước trong thời gian tới.

Nvidia ra mắt chip mới có năng lực xử lý AI đạt 20 triệu tỷ phép tính mỗi giây

Thế hệ chip AI mới nhất của Nvidia mang tên Blackwell sẽ có giá từ 30.000 USD đến 40.000 USD một đơn vị

DAT Group Techtalk 2024: Cập nhật thêm nhiều nội dung giá trị cho sinh viên

DAT tổ chức hội thảo “DAT Group TechTalk 2024” nhằm hỗ trợ xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để sinh viên ngành Tự động hóa sẵn sàng đáp ứng những thách thức của một thế giới không ngừng dịch chuyển.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.