Trang chủDiễn đànDoanh nghiệp trước áp lực mất đơn hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp trước áp lực mất đơn hàng xuất khẩu

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam đang lao đao tìm cho mình một lối đi, chịu áp lực không nhỏ về các đơn hàng trong và ngoài nước. Cầm cự hay chấp nhận dừng, đây là điều không chỉ doanh nghiệp đau đầu mà các cơ quan đơn vị nhà nước cũng đang cố gắng tìm mọi cách để tháo gỡ cùng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp công nghiệp đứt gãy chuỗi sản xuất

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng (Bộ Công Thương), những tháng đầu năm, các doanh nghiệp công nghiệp đã quay trở lại nhịp độ sản xuất kinh doanh, kỳ vọng năm 2021 sẽ đạt mức tương đương thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Nhưng từ khi dịch bùng phát trở lại, tập trung phần lớn tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu. Nếu không có giải pháp giúp doanh nghiệp sớm quay trở lại sản xuất ngay cả khi dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, khách hàng sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác. Và khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.

Có thể thấy, các biện pháp hạn chế đi lại, hạn chế lưu thông của các địa phương đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp dẫn đến sự gián đoạn của nguồn tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo nên những áp lực tài chính lớn cho các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thiếu đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng tại các địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc trưng của ngành công nghiệp chính là sự kết nối sản xuất theo chuỗi, không phân biệt địa giới hành chính, do vậy khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa, quy định về thực phẩm thiết yếu,… càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch và vận chuyển lưu thông hàng hóa.

Ví dụ như các mặt hàng đồ uống không được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng, trong khi đó đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn (2 – 3 tháng), nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hóa không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hay mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu của tỉnh này nhưng không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến các đại lý.

Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu, thủ tục khai báo hải quan và tình hình tắc nghẽn tại các cảng biển là những điểm nghẽn cần phải giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đưa hàng ra phao số không để đưa hàng lên tàu thay vì tại cảng do không kịp tiến độ giao hàng. Sự ngăn cách, kiểm soát chặt chẽ giữa các tỉnh, những quy định không đồng nhất của cơ quan hải quan càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe, thời gian sử dụng ngắn,…

Cần chủ động xây dựng kịch bản

Tại buổi báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện kinh tế – xã hội diễn ra ngày 22/7/2021, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Quốc hội, chúng ta cần chủ động xây dựng các kịch bản, chuẩn bị cho mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Cụ thể, chú trọng triển khai hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Duy trì, phục hồi hoạt động doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, tạo việc làm cho người lao động.

Để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19, chúng ta cần phát huy vai trò về các quỹ hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần nghiên cứu chính sách phù hợp cho mô hình kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực, hiêu quả của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chú trọng các giải pháp để tiếp tục giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Để xây dựng kịch bản, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mỗi đơn vị cần nghiêm túc thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng lãng phí. Đồng thời, xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong mua sắm công, nhất là những thiết bị vật tư y tế.

Tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm

Nhận thấy những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải do đại dịch Covid-19, các Hiệp hội ngành hàng đã có thống nhất đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, cần ưu tiên cho các doanh nghiệp sớm được tiêm vắc xin (có thể cân nhắc trên cơ sở doanh nghiệp tự chịu chi phí) nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Đưa các đối tượng trong ngành logistics thuộc diện ưu tiên cao hơn trong danh sách tiêm vắc xin nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt.

Thứ hai, bổ sung các mặt hàng thực phẩm, kể cả đồ uống, sữa và các nguyên liệu, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa,…) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho quá trình lưu thông hàng hoá.

Thứ ba, áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng nhưng vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm do nghỉ dịch lâu nên khi quay lại sản xuất, các doanh nghiệp làm tăng ca cho kịp tiến độ giao hàng.

Thứ tư, nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, các địa phương nên xem xét lùi thời điểm tăng giá thuê đất phục vụ sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính xem xét tăng thời gian ân hạn giãn, hoãn nộp thuế, phí tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu; xem xét duy trì các giải pháp đã áp dụng trước đây như giảm phí trước bạ,… nhằm hỗ trợ phục hồi thị trường tiêu dùng trong nước; các tổ chức tài chính xem xét tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp do giá các mặt hàng đầu vào nhập khẩu đều bị tăng giá do đại dịch khiến hạn mức hiện tại không đảm bảo thu mua đủ nguồn cung cho doanh nghiệp.

Thứ năm, các địa phương nên trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn và thống nhất các quy định giữa các địa phương nhằm tránh tình trạng cát cứ gây ách tắc lưu thông hàng hoá, gián đoạn chuỗi sản xuất; cho phép các doanh nghiệp sớm được quay trở lại sản xuất khi các điều kiện phòng chống dịch bệnh được đảm bảo; gỡ bỏ quy định về định mức số lượng xe ô tô ra vào địa phương; cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR.

Thứ sáu, bên cạnh giải pháp “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai địa điểm”, cần có những biện pháp thay thế linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, trên cơ sở đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ sở sản xuất đủ điều kiện về phòng chống dịch và an toàn cho người lao động.

Trên cơ sở những đề xuất của Hiệp hội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) sẽ tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động.

Song Hà

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh

Nối tiếp những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023, Kỳ I Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 tập trung bàn luận các nội dung xoay quanh chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh” gồm 2 phiên Trù bị và Toàn thể.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.

Vì cam kết Net Zero, doanh nghiệp xây dựng phải thay đổi

Hiện nay, tại Việt Nam đã có sự triển khai tích cực của nhiều giải pháp, tập trung vào việc hoàn thiện các cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy cam kết Net Zero. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã thấy được nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc xây dựng các công trình xanh.

Bài viết nổi bật

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.