Trang chủGiáo dụcĐào tạoĐào tạo từ xa: phương thức giáo dục có triển vọng của...

Đào tạo từ xa: phương thức giáo dục có triển vọng của thế kỷ 21

Đào tạo từ xa là giải pháp toàn cầu và là sự lựa chọn của đông đảo người học trên khắp cả nước. Ra đời 8 năm nay, Trung tâm Đào tạo từ xa của Đại học Thái Nguyên đã cho thấy vai trò của mô hình đào tạo này trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Tự động hóa ngày nay đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Hữu Công – Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa của nhà trường về những hướng đi nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập hiệu quả.

TĐHNN: Theo ông, giáo dục từ xa có vai trò như thế nào trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Trong thời đại công nghệ 4.0, phát triển giáo dục đại học đặt ra yêu cầu lớn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đào tạo từ xa là giải pháp toàn cầu: với sự phát triển của Internet, không còn khoảng cách giữa các quốc gia, người học và người dạy có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đào tạo từ xa là phương thức giáo dục có triển vọng nhất của thế kỷ 21 và là phương thức hỗ trợ việc xã hội học tập, là công cụ để học tập suốt đời.

Phát triển giáo dục thường xuyên, trong đó hình thức đào tạo từ xa là xu thế chung của thế giới, đặc biệt trong quá trình xây dựng xã hội hóa học tập ở Việt Nam. Đây là một xu hướng phổ cập giáo dục mới, cung cấp cơ hội học tập, nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu khoa học cho các đối tượng có nhu cầu học tập không có điều kiện học tập trung tại các cơ sở đào tạo.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Công phát biểu tại Lễ Khai giảng chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến. Ảnh Trung tâm đào tạo từ xa -ĐH Thái Nguyên

TĐHNN: Hoạt động này có ý nghĩa như thế nào với dân cư các tỉnh miền núi phía Bắc, thưa ông?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Đặc biệt với các đối tượng là đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Các chương trình đào tạo từ xa đáp ứng theo nhu cầu xã hội, yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu học tập đa dạng, suốt đời của người dân, xây dựng xã hội học tập. Giúp người học cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Như vậy, phương thức đào tạo từ xa đang được các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học vùng rất quan tâm, đầu tư, phát triển và mở rộng qui mô nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư trên khắp mọi miền đất nước có thể tham gia học tập, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên liên tục, học tập suốt đời theo đúng triết lý giáo dục là “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình”.

TĐHNN: Thưa ông, để đảm bảo chất lượng cho hoạt động đào tạo, Trung tâm Đào tạo từ xa của đại học Thái Nguyên đã thực hiện những biện pháp nào?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Đại học Thái Nguyên là 1 trong 5 mô hình đại học 2 cấp của Việt Nam. Đến nay nhà trường đã hoàn thiện theo mô hình của một đại học vùng đa ngành bao gồm 8 trường đại học, 1 trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật, 1 khoa trực thuộc (Khoa Quốc tế), 1 phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, các viện nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo. Với đội ngũ trên 4.000 cán bộ viên chức, trong đó có  gần 3.000 giảng viên, có 154 Giáo sư và Phó Giáo sư, 762 Tiến sĩ, 9 Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân và 98 Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú; nhiều nhà giáo có trình độ đẳng cấp quốc tế. Đại học đang đào tạo trên 200 ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Trong những năm vừa qua, Đại học Thái Nguyên giao cho Trung tâm Đào tạo từ xa là đơn vị đầu mối, đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong việc phối hợp với các đơn vị đào tạo, các ban chức năng liên quan trong việc tổ chức đào tạo từ xa. Chủ yếu tập trung đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn kinh tế – là các ngành có ít phần thực hành và thí nghiệm.

Đại học Thái Nguyên có đầy đủ các cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, giảng đường phục vụ tốt cho công tác đào tạo. Các giáo trình môn học và tài liệu tham khảo hết sức đầy đủ, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên là một trong những Trung tâm lớn nhất Đông Nam Á, có kho dữ liệu số và tài liệu tham khảo hết sức phong phú. Mỗi sinh viên khi trúng tuyển làm thẻ truy cập học liệu điện tử và sử dụng trong suốt quá trình học tập. Như vậy cả về đội ngũ, cơ sở vật chất và học liệu, giáo trình, Đại học Thái Nguyên hoàn toàn đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định.

Trung tâm Đào tạo từ xa ĐH Thái Nguyên làm việc với ĐH Kinh tế Nghệ An trong phối hợp đào tạo từ xa. Ảnh Trung tâm đào tạo từ xa -ĐH Thái Nguyên

TĐHNN: Những kết quả nào đáng ghi nhận trong 8 năm qua, thưa ông?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Công: Trung tâm Đào tạo từ xa đi vào hoạt động được 8 năm. Ban đầu Trung tâm mới chỉ tổ chức đào tạo đại học từ xa các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Luật, Kế toán,… Nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, góp phần tích cực xây dựng một xã hội hóa học tập, năm 2013, Trung tâm triển khai chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến (E-learning) với 5 chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Kế toán tổng hợp, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Hiện tại, Trung tâm đang có trên 2.000 học viên tốt nghiệp và nhận bằng tốt nghiệp Đại học do Giám đốc Đại học Thái Nguyên cấp, trong đó nhiều cựu sinh viên đã và đang đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp, phục vụ hiệu quả trong việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

ĐH Thái Nguyên trao bằng tốt nghiệp cho hệ cử nhân đào tạo từ xa. Ảnh Trung tâm đào tạo từ xa -ĐH Thái Nguyên

Với đội ngũ giảng viên hùng hậu của Đại học Thái Nguyên, cơ sở hạ tầng; hệ thống tài liệu học tập hoàn chỉnh, Trung tâm đang ngày càng thu hút đông đảo học viên đăng ký nhập học. Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo từ xa còn là sự lựa chọn uy tín của các đơn vị liên kết đào tạo trong cả nước để cùng nhau mang kiến thức bậc cao đến với mọi người; đặc biệt cho các đối tượng là đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn ở các tỉnh miền núi.

 TĐHNN: Mục tiêu của Đại học Thái Nguyên về công tác đào tạo từ xa trong những năm tới là gì, thưa ông?

Bằng kinh nghiệm trên 50 năm đào tạo của Đại học Thái Nguyên, Đại học Thái nguyên nói chung và Trung tâm Đào tạo từ xa nói riêng đặt mục tiêu hỗ trợ xây dựng xã hội hóa học tập, cung cấp cơ hội học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời, tạo điều kiện giúp đỡ người học mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự gắn kết giữa giáo dục đào tạo với thực tiễn xã hội, bồi dưỡng cán bộ quản lý; xây dựng chương trình mang tính hướng nghiệp, xây dựng tài nguyên đào tạo điện tử, nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ công tác đào tạo từ xa. Đặc biệt là thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo từ xa để đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TĐHNN: Cảm ơn ông về những chia sẻ trên!

Bảo Hà (thực hiện)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Tuyên dương và trao bảo trợ tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Trong suốt 31 năm qua Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ đóng góp cho thành phố và đất nước, với hàng trăm tài năng trẻ đã được tuyên duyên và bảo trợ.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày 27-28/6

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hướng dẫn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, trong đó có lịch thi cụ thể. Dự kiến năm nay sẽ có khoảng một triệu thí sinh tham dự kỳ thi. 

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.