Trang chủTự động hóaTrí tuệ nhân tạoĐánh thức nền y tế toàn thế giới

Đánh thức nền y tế toàn thế giới

Hiện nay, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến mạnh mẽ, ngay cả trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến các bệnh viện đạt mức quá tải đỉnh điểm và sự đổi mới y tế là vấn đề hàng đầu trong các chương trình nghị sự của thế giới.

Các nhà đầu tư đã tài trợ cho các chương trình lập trình nhằm tìm cách tối đa hóa việc sử dụng phòng mổ, nhân viên điều dưỡng và các nguồn lực khác cũng như cố gắng đưa AI vào việc hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc định kỳ. Nhà cung cấp dữ liệu CB Insights đã báo cáo rằng, có 367 công ty khởi nghiệp AI về chăm sóc sức khỏe đã nhận được 4 tỷ đô la tài trợ vào năm ngoái.

Một số dự án thành công nhất có liên quan đến việc sử dụng máy tính để theo dõi bệnh nhân cả ở nhà và bệnh viện, đồng thời gửi cảnh báo cho các bác sĩ khi dữ liệu cho thấy cần can thiệp nếu có. Một số chương trình đã giúp giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng máu và hỗ trợ những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 để đẩy lùi các triệu chứng của họ.

Các công ty khác đã khai thác AI để tăng tốc độ phát triển thuốc. Ví dụ như tổ chức BenevolentAI của Anh đang cố gắng cắt giảm thời gian và chi phí phát triển thuốc bằng cách sàng lọc qua hàng triệu bài báo khoa học để tìm ra các phân tử tương xứng với bệnh. Công việc này tập trung vào y học chính xác, cho phép các bác sĩ tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với từng bệnh nhân có dấu hiệu di truyền cụ thể, giúp tăng cơ hội thành công.

Hiện phần lớn các công nghệ này tập trung vào việc quản lý, điều trị và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, giúp giảm bớt áp lực cho các hệ thống y tế. Ví dụ, mới đây AgileMD đã xây dựng các công cụ để chuẩn đoán lâm sàng, giúp các bác sĩ và y tá quyết định nhanh hơn cách điều trị bệnh nhân và quản lý các nguồn lực. Các chương trình này hiện đang được cung cấp miễn phí cho các hệ thống quan tâm đến chăm sóc sức khỏe.

Các công ty bao gồm BioIntelliSense và bộ phận Verily của Google đang tập trung vào các cảm biến nhỏ và các thiết bị khác cho phép bệnh nhân được theo dõi sức khỏe tại nhà. Nhãn dán của BioIntelliSense theo dõi mọi thứ từ nhịp tim, nhiệt độ đến tần suất ho, hắt hơi. Mục đích là để giữ mọi người tránh xa các phòng cấp cứu, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Một số công ty Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các hệ thống AI để tăng tốc độ chẩn đoán Covid-19. Nhóm nghiên cứu của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba có một hệ thống quét ngực có thể xử lý trong vòng 30 giây, nhanh hơn tới 10 phút hoặc hơn đối với con người và đã được áp dụng để chẩn đoán cho hơn 30.000 trường hợp. Các bệnh viện ở Florida đang thử nghiệm một hệ thống kiểm tra khách thăm quan qua việc phân tích các thuộc tính trên khuôn mặt như đổ mồ hôi và biến sắc cũng như dữ liệu từ máy quét nhiệt. Mới đây, SenseTime của Trung Quốc còn kết hợp máy quét nhiệt với công nghệ nhận dạng khuôn mặt để có thể chọn ra những người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Bên cạnh đó, còn có một số dự án công nghệ khác sẽ mất nhiều thời gian hơn để có tác động đến việc chăm sóc bệnh nhân. Sáu trường đại học nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ đang tham gia với Microsoft và C3.ai (một nhà cung cấp phần mềm AI), để thành lập Viện Chuyển đổi Kỹ thuật số C3.ai với tài trợ 367 triệu đô la. Dự án bắt đầu bằng việc kêu gọi các đề xuất về cách sử dụng công nghệ trong việc hạn chế sự lây lan của Covid-19 cũng như chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai. Những đơn vị tham gia bao gồm Đại học Chicago, Princeton, MIT và Carnegie Mellon.

Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng cũng đã yêu cầu các nhà nghiên cứu AI phân tích 29.000 bài báo khoa học để xem liệu họ có thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản về căn bệnh này hay không. Tập dữ liệu hiện đang được cung cấp công khai.

Và cả Baidu của Trung Quốc và DeepMind của Google đều đã sử dụng công nghệ AI của họ để giúp dự đoán cấu trúc hóa học có thể có của các protein có trong virus corona, điều này có thể giúp tạo ra thuốc hoặc vắc xin dễ dàng hơn.

Cho đến nay, các công ty đã ưu tiên tốc độ hơn lợi nhuận, với nhiều nhóm công khai dữ liệu mà được coi là thông tin độc quyền. Giám đốc khoa học của Microsoft Eric Horvitz, cho biết: “Thực sự là tất cả đều sẵn sàng cho việc này.

Về lâu dài, nhiều nhà phân tích tin rằng đại dịch là một lời cảnh tỉnh không chỉ củng cố tầm quan trọng của việc đưa AI vào chăm sóc sức khỏe mà còn sử dụng nó để tiết kiệm cả tiền bạc và mạng sống.

Phương Vũ (Theo:ft.com)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Sora – ứng dụng tạo video của OpenAI gây sốt

OpenAI, cha đẻ của ChatGPT, vừa giới thiệu ứng dụng tạo video dựa trên trí tuệ nhân tạo với tên gọi là Sora. Sự ra mắt của Sora đã khiến giới công nghệ kinh ngạc khi tạo video chỉ cần bằng câu lệnh.

AI sẽ định hình tương lai như thế nào? góc nhìn chiến lược năm 2024

Trong bài báo này, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo của tập đoàn Verysell, tiến sĩ Đào Hữu Hùng sẽ chia sẻ những góc nhìn sâu sắc và chiến lược về tương lai của AI và tác động của nó đến doanh nghiệp và xã hội.

G7 thống nhất về nguyên tắc phát triển trí tuệ nhân tạo

Quy tắc này đặt ra mục tiêu giúp các chính phủ giảm thiểu rủi ro và khả năng lạm dụng công nghệ AI, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo an ninh mạng.

Ứng dụng AI nhằm giải quyết các bài toán quan trọng phục vụ cuộc sống tại TP. Hồ Chí Minh qua AI Challenge 2023

Nhằm thúc đẩy và phát triển học tập tin học, trong đó chú trọng học tập về trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giải quyết các bài toán quan trọng phục vụ cuộc sống, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc thi thường niên thử thách Trí tuệ Nhân tạo (AI Challenge).

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.