Trang chủBản tin công nghiệpDẫn đầu CMCN 4.0 với ứng dụng điện toán biên trong công...

Dẫn đầu CMCN 4.0 với ứng dụng điện toán biên trong công nghiệp

Để cạnh tranh trong một thị trường phát triển không ngừng, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần hội tụ IT và OT – ứng dụng điện toán biên vào hoạt động của mình.

Industrial Edge – Ứng dụng điện toán biên trong công nghiệp là gì?

Sau ảnh hưởng của đại dịch, thiết lập cơ chế quản lý từ xa hay tự động hóa – xu hướng tất yếu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) càng được quan tâm và đầu tư phát triển. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang vẫn mắc kẹt trong vòng lặp thử-sai-thử, chưa tìm ra giải pháp phù hợp để thúc đẩy số hóa và tự động hóa tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình. Đặc biệt, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy, tương tác thực tế ảo,… đang đặt yêu cầu ngày càng cao về tốc độ và khả năng linh hoạt. Do đó, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào điện toán đám mây mà cần phải phát triển điện toán biên (Edge Computing) như một giải pháp quan trọng và cấp thiết.

Điện toán biên là một mạng lưới các trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu cục bộ, được thiết kế để đưa các ứng dụng và dữ liệu gần hơn với các thiết bị IoT và người dùng. Trong các môi trường công nghiệp như nhà máy sản xuất hoặc trung tâm phân phối, ứng dụng này được gọi là “Industrial Edge” hay ứng dụng điện toán biên trong công nghiệp. Với Industrial Edge, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển được một quy trình sản xuất hiệu quả, nhanh chóng, linh hoạt với độ trễ gần như bằng không, đồng thời đảm bảo máy móc hoạt động với công suất và hiệu suất cao nhất mà vẫn đảm bảo tính an toàn.

Đồng thời, theo dự đoán của IDC, đến năm 2025, số lượng thiết bị kết nối IoT có thể đạt đến con số 41,6 tỷ – gấp 3 lần dân số thế giới, đặt ra thách thức về vận hành và quản lý các nhà máy ở khu vực xa xôi trong trường hợp thiếu nhân lực. Nhưng đây cũng là cơ hội lớn để thúc đẩy tự động hóa trong công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, với ứng dụng điện toán biên trong công nghiệp là lựa chọn tất yếu.

Triển khai Industrial Edge vào thực tế

Schneider Electric – chuyên gia hàng đầu trong số hóa các quy trình quản lý năng lượng và tự động hóa, chứng minh được khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp thực thi ứng dụng điện toán biên trong công nghiệp bằng kinh nghiệm lâu năm và các giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Các trung tâm dữ liệu tại biên của Schneider Electric có thể giải quyết được đồng loạt các vấn đề về tính linh hoạt, sự chuẩn hóa và khả năng quản lý các cơ sở sản xuất phân tán về mặt địa lý với số lượng chuyên gia CNTT hạn chế. Thông qua các hệ thống tích hợp cũng như việc hợp tác với các đối tác đầu ngành như nhà phân phối tự động hóa công nghiệp (IAD), đối tác phần mềm và tích hợp hệ thống công nghiệp (AVEVA) và các đối tác CNTT khác, Schneider Electric chính là sự lựa chọn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhằm giải quyết các thách thức và đưa Industrial Edge thực sự được triển khai hiệu quả.

Điểm mấu chốt về công nghệ mà Scheider Electric cung cấp là sự kết hợp đồng bộ giữa IT – Công nghệ thông tin và OT – Công nghệ vận hành trong các giải pháp cũng như nhận thức rõ vai trò quan trọng của dữ liệu và tận dụng tối đa các lợi ích của dữ liệu, đặc biệt khi được xử lý ngay lập tức tại cơ sở. Những thay đổi cơ bản mà các doanh nghiệp có thể nhận được bao gồm: Cải thiện nhanh chóng về khả năng điện toán, hiệu quả sử dụng điện năng và việc tiêu thụ năng lượng của các trung tâm dữ liệu cả ở quy mô siêu nhỏ và siêu lớn; ứng dụng được các công nghệ mới với độ trễ thấp, băng thông cao và an toàn dữ liệu được đảm bảo; tăng cường việc phân tích theo thời gian thực tại vùng biên mạng để gia tăng hiệu quả xử lý và quyết định đối với các thiết bị phân tán.

Trên hành trình khẳng định sự dẫn đầu trong việc ứng dụng IT và OT vào sản xuất công nghiệp cũng như các giải pháp tích hợp Industrial Edge, Schneider Electric đã kết hợp với AVEVA và các đối tác khác trong ngành công nghệ thông tin để tạo ra những thiết kế tham chiếu – là sự đồng bộ và thống nhất trong cấu hình các phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng và lưu trữ, đạt tiêu chuẩn đề ra bởi các đơn vị sản xuất các thiết bị đó để cùng nhau hoạt động ổn định, giảm thiểu rủi ro. Tiểu trung tâm dữ liệu EcoStruxure chính là điển hình cho mối quan hệ hợp tác này, đặc biệt phù hợp cho các vùng biên mạng với tính nhỏ gọn, tùy chỉnh và được tích hợp sẵn cho các ứng dụng IIoT. Trong năm 2019, Tiểu trung tâm dữ liệu EcoStruxure™ C-Series 6U Wall Mount được giới thiệu đã nhận được sự đón nhận tích cực từ các doanh nghiệp. Nhờ thiết kế nhỏ gọn, sản phẩm tiết kiệm đến 60% diện tích không gian nhờ sử dụng phương thức gắn tường một cách chắc chắn, an toàn, không chiếm dụng không gian sàn nhưng vẫn cho phép lắp đặt các máy chủ lớn và cũng như các thiết bị mạng và bộ lưu điện. Giải pháp 6U Wall Mount đến từ Schneider Electric được thiết kế chuyên biệt dành cho môi trường cần sự tối ưu trong không gian, khó khăn trong việc xây dựng hệ thống CNTT vốn cồng kềnh và luôn yêu cầu cao về tính linh hoạt – yếu tố tiên quyết để kích hoạt công nghệ 4.0.

Ông Morgan Duarte – Giám đốc Schneider Electric IT Việt Nam (phụ trách thương hiệu APC by Schneider Electric) chia sẻ thêm: “Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được sức mạnh của những công nghệ mới, Schneider Electric không ngừng phát triển những giải pháp mở rộng ứng dụng điện toán biên trong công nghiệp. Những sản phẩm, dịch vụ với chi phí hợp lý và chất lượng hàng đầu được Schneider Electric và các đối hàng đầu thế giới chính là lời giải thực tế cho bài toán tồn tại – chuyển đi – phát triển của các doanh nghiệp hiện nay”.

Bảo Hà

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10

Năm học 2024 - 2025, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội gồm ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

Tuyên dương và trao bảo trợ tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Trong suốt 31 năm qua Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ đóng góp cho thành phố và đất nước, với hàng trăm tài năng trẻ đã được tuyên duyên và bảo trợ.

Tháng 2 năm 2024 chứng kiến nhiều vụ tấn công ransomware nhất trong 3 năm

Tháng 2 năm 2024 được xem là thời điểm ghi nhận nhiều cuộc tấn công ransomware nhất trong 3 năm trở lại đây, với tổng số 416 trường hợp tấn công trên toàn cầu, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2023 và 124% so với năm 2022.

Lợi nhuận ròng điều chỉnh năm 2023 của Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023. Trong năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.