Trang chủDiễn đànĐại học Bách khoa Hà Nội - Cái nôi của Hội Tự...

Đại học Bách khoa Hà Nội – Cái nôi của Hội Tự động hóa Việt Nam

Ông Trịnh Đình Đề năm nay đã 83 tuổi, vào tuổi xưa nay hiếm. Ông từng là cán bộ giảng dạy ở Bộ môn Tự động hóa trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) và là Tổng biên tập Tạp chí Tự động hóa ngày nay. Như ông được xem là đã “hưu trí” lần thứ hai trong sự nghiệp nhưng vẫn nhiệt tình và say sưa mỗi khi nhắc đến những câu chuyện về Hội và Tạp chí.

Ông Trịnh Đình Đề phát biểu tại Đại hội lần thứ V Hội Tự động hóa Việt Nam (tháng 9/2020)

Chuyện chuyển từ Lễ kỷ niệm thành lập Bộ môn sang Hội ngành

Ông kể: “Tôi nhớ lại năm 1986 khi Chủ nhiệm Bộ môn Tự động hóa, PGS.TS. Nguyễn Bính ủy nhiệm cho tôi – Phó Chủ nhiệm bộ môn chủ trì việc tiến hành chuẩn bị lễ kỷ niệm 25 năm thành lập bộ môn (20/5/1962) tôi đã nghĩ ngay đây là dịp để tập hợp những người làm việc trong lĩnh vực tự động hóa và liên quan. Tôi đề xuất thay vì tổ chức Lễ kỷ niệm thành lập bộ môn sẽ tổ chức hội ngành Điện khí hóa – Tự động hóa vì khi thành lập bộ môn mang tên Điện khí hóa xí nghiệp công nghiệp, sau này đổi tên thành Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp. Tôi cũng đã đề nghị Hiệu trưởng trường là anh Hà Học Trạc trực tiếp ký vào 1.500 giấy mời gửi các cá nhân, các trường và cơ sở sản xuất trong cả nước và được anh ủng hộ mất cả tuần lễ mới xong. Đồng thời cả bộ môn liên hệ với cựu sinh viên, các trường, viện, cơ sở sản xuất để vận động người tham dự và nhất là tham gia các báo cáo khoa học. Mất một năm để tiến hành công việc này.

Ngày 20/5/1987, Hội ngành diễn ra và kéo dài 2 ngày với nhiều báo cáo khoa học trong 3 phân ban có gần 1.000 người từ Nam tới Bắc về dự. Họ là cán bộ giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật của các trường đại học, cao đẳng, là kỹ sư, chuyên gia các nhà máy được đào tạo từ các trường đại học trong nước và nước ngoài (hồi đó chủ yếu là các nước Xã hội chủ nghĩa). Các khách mời ở xa đến từ phía Nam như các trường Đại học Bách khoa Sài Gòn, Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Thông tin liên lạc Hải Quân, nhà máy Thép Biên Hòa, Liên hiệp Sữa Việt Nam, Liên hiệp dầu thực vật Miền Nam, Dầu khí Việt Xô ở Vũng Tàu. Các trường đại học và công ty ở Đà Nẵng và miền Trung phải đi trước một hai ngày. Một kỷ niệm không quên ngay đêm trước Hội ngành là có một xe khách từ Mỏ Cọc 6 Khu mỏ Quảng Ninh do anh Chín – Kỹ sư trưởng – sinh viên tại chức khóa 6 dẫn đầu về dự hội ngành đến thẳng nhà tôi. Tôi phải gọi anh Đinh Xuân Bái cán bộ ban tổ chức đến và trích một bom bia do nhà máy bia Hà Nội tài trợ để “mạn phép” dùng trước. Hơn 30 người với tâm trạng háo hức về dự hội ngành trò chuyện vui như Tết quên cả mệt nhọc đường dài”.

Chuyện đề xuất thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam

“Đúng là cuộc gặp mặt không thể quên. Sự đông đúc và nhiệt tình của người tham dự là cựu sinh viên và những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật không phải là cựu sinh viên bách khoa cũng hưởng ứng. Ban tổ chức nảy ra ý tưởng khởi xướng thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam. Đề xuất được hội nghị toàn thể nhất trí cao. Ban vận động (BVĐ) được thành lập gồm 5 người và cử anh Nguyễn Văn Thân – Vụ trưởng Vụ Khoa học, Bộ Giáo dục & Đào tạo làm trưởng ban, tôi làm phó ban kiêm thư ký. Phải nói thêm là anh Thân là bạn học cùng ngành ở Matxcova nên khi tôi đề nghị, anh nhận lời ngay. Vả lại, anh ở cơ quan quản lý cấp Bộ bên ngoài trường để sau này BVĐ hoạt động thuận lợi và khách quan hơn, chí ít cũng là về hình thức”.

Cuộc vận động thành lập Hội kéo dài 7 năm – một kỷ lục về thời gian chưa từng có của các hội là một thử thách tính kiên trì của BVĐ. Ông Trịnh Đình Đề kể: “Có lý do của nó. Ngày ấy thông thường quá trình thành lập một hội, BVĐ chỉ hoạt động kéo dài khoảng 1 năm. Thế nhưng BVĐ này khi đi làm thủ tục thành lập Hội mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề. Trước hết là do chọn tên Hội khi ấy là khó thừa nhận. Thứ hai là Hội ta mang tên hiện đại lại đề xuất quá sớm khi các hội ngành cơ bản khác của các hội chuyên ngành khác chưa thành lập. Theo quy định về thủ tục hồ sơ phải có một trong các bộ quản lý ngành bảo trợ mà tự động hóa là ngành không bộ nào có. Các bộ như Bộ Điện lực, Bộ Cơ khí – Luyện kim thì hội của ngành họ còn chưa thành lập. Họ sợ mất suất khi hội chính ngành do họ quản lý khi thành lập sẽ gặp khó. Cứ loay hoay mãi như thế năm tháng trôi qua mà chẳng được gì một vài thành viên nản chí. Có lần tôi cùng với anh Hồ Khắc Thiệu cán bộ giảng dạy cũ của bộ môn, nay anh đã ngoài 90 rồi, là bạn của anh Phan Thanh Liêm – Bộ trưởng Bộ Cơ khí – Luyện kim đã đến gặp ông Bộ trưởng nhờ Bộ bảo lãnh cho Hội Tự động hóa. Anh Liêm hoan nghênh ngành tự động hóa nhưng từ chối nhận đỡ đầu, anh bảo ngành này Bộ không quản lý, hơn nữa Bộ còn phải đỡ đầu Hội cơ khí, chính ngạch về quản lý, đang chuẩn bị thành lập, vì thế mà BVĐ cũng không gõ cửa Bộ Điện lực. Lại phải đi nơi khác vậy. Tôi có biết anh Vũ Tuân – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (NN & CNTP), gặp anh mấy lần khi tôi chủ trì công việc phục hồi hệ thống tự động cho nhà máy đường Lam Sơn – Thanh Hóa nên lên gặp Bộ xin bảo trợ. Anh Nguyễn Thiện Luân – Thứ trưởng thường trực tiếp tôi. Anh bảo Hội các anh quan trọng lắm nhiều dây chuyền công nghệ và nhà máy sản xuất hiện đại phải cần nó. Ngành NN & CNTP sợ đỡ đầu không xứng tầm. Và sau đó Bộ gửi một công văn lên Liên hiệp hội hoan ngênh sự ra đời của Hội Tự động hóa Việt Nam bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Hội khi thành lập nhưng không dám nhận bảo trợ. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng có một công văn với nội dung như trên. Cứ như thế năm tháng trôi đi, mãi cuối cùng được Bộ Công nghiệp nhẹ do anh Đặng Vũ Chư – Bộ trưởng nhận bảo trợ, rồi tiếp theo đó BVĐ còn lo bảo vệ “Luận văn thành lập Hội” trên Chính phủ, cho đến 07/07/1994 mới đươc chuẩn y . Chi tiết về cuộc phiêu lưu của Hội tôi đã viết trong số Tạp chí xuất bản vào dịp Đại hội V –  Hội Tự động hóa Việt Nam năm 2020”.

Với ông, nói về Hội và ngành có lẽ chưa bao giờ hết chuyện. Ông còn nhấn mạnh rằng, rồi ông sẽ kể về Chương trình phát triển Hội, về việc thành lập các hội địa phương và chi hội trực thuộc ở các kỳ tiếp theo.

Hương Duyên (ghi)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

Tuyên dương và trao bảo trợ tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Trong suốt 31 năm qua Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ đóng góp cho thành phố và đất nước, với hàng trăm tài năng trẻ đã được tuyên duyên và bảo trợ.

Tháng 2 năm 2024 chứng kiến nhiều vụ tấn công ransomware nhất trong 3 năm

Tháng 2 năm 2024 được xem là thời điểm ghi nhận nhiều cuộc tấn công ransomware nhất trong 3 năm trở lại đây, với tổng số 416 trường hợp tấn công trên toàn cầu, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2023 và 124% so với năm 2022.

Lợi nhuận ròng điều chỉnh năm 2023 của Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023. Trong năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày 27-28/6

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hướng dẫn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, trong đó có lịch thi cụ thể. Dự kiến năm nay sẽ có khoảng một triệu thí sinh tham dự kỳ thi. 

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.