Trang chủĐổi mới công nghệBàn tròn công nghệCovid có thực sự thúc đẩy gia tăng năng suất?

Covid có thực sự thúc đẩy gia tăng năng suất?

Covid đã khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia phải tìm cách giảm sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chính sách reshore (dời cơ sở sản xuất về lại quê nhà) và đầu tư vào robot. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để khẳng định điều này có giúp thúc đẩy tăng cường năng suất.

Ảnh minh họa

Thực tế, tăng trưởng năng suất ở các nền kinh tế tiên tiến đã chững lại kể từ giữa thập niên 2000. Như ở Mỹ, mức tăng trung bình trong giai đoạn 2005 – 2016 chỉ còn là 1,3%/năm, thấp hơn một nửa so với con số 2,8%/năm của thời kỳ 1995 – 2004. Ở những quốc gia thành viên OECD khác, tăng trưởng năng suất trong giai đoạn tương tự cũng giảm từ 2,3%/năm xuống còn 1,1%/năm. Điều này nghe có vẻ nghịch lý trước nhiều tiến bộ nhanh chóng mà nhân loại đạt được trong lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI),… Trong nghiên cứu của mình, tác giả Erik Brynjolfsson, Daniel Rock và Chad Syverson lưu ý: “Chúng ta có thể bắt gặp những công nghệ chuyển đổi (transformative technology) ở khắp mọi nơi ngoại trừ số liệu thống kê về tăng trưởng năng suất”.

Theo Kemal Kilic và Dalia Marin, Covid đã làm bộc lộ những khuyết điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu – đắt đỏ, dễ bị tổn thương (đứt gãy), thiếu chắc chắn (theo ước tính, hoạt động của chuỗi cung ứng có thể sẽ bị cắt giảm tới 35% vì đại dịch kéo dài), khiến doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển cân nhắc reshore và tăng cường đầu tư vào robot. Cùng với đó, chính sách cắt giảm lãi suất cùng tạo điều kiện cho những khoản vay mới có chi phí thấp hơn, hạ giá thành tương đối của mô hình sản xuất sử dụng robot so với nhân công truyền thống – kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng robot ở các nước giàu đang tăng tới 76%. Nhưng liệu sự dịch chuyển này có giúp các nền kinh tế tiên tiến cải thiện năng suất lớn hơn lao động nước ngoài hay không? Marin dẫn chứng việc outsource sang Trung Quốc, Đông Âu,…(với mức lương thấp hơn nhiều) đang giúp các doanh nghiệp ở những quốc gia phát triển đạt được năng suất rất cao. Ví dụ, việc các công ty Đức sử dụng lao động Đông Âu ( thay vì người Đức) trong nhiều mắt xích của chuỗi cung ứng đã giúp năng suất của toàn nền kinh tế tăng lên, đóng góp vào vị thế siêu cạnh tranh của nước Đức.

Rất khó tính toán tăng trưởng năng suất đạt được nhờ robot, bởi điều này phụ thuộc vào việc robot được sử dụng thay thế nhân công hay còn tổ chức lại hoạt động sản xuất nhằm khai thác hết tiềm năng mà công nghệ đem lại – chiến lược giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới và thúc đẩy năng suất tăng trưởng vượt bậc. Như Doron Acemoglu và Pascual Restrepo chỉ ra: ngay đến các công ty Mỹ hiện vẫn chủ yếu sử dụng robot cho mục tiêu tự động hóa nhiều hơn công việc do người thực hiện trước đó hơn là tạo ra việc làm mới. Khác với giai đoạn 1947 – 1987 khi sự dịch chuyển lao động do tự động hóa được bù đắp kịp thời bằng những công việc mới do công nghệ mang lại, tốc độ thuyên chuyển nhân công trong ba thập niên qua lại vượt xa khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, dẫn tới tỷ trọng lao động trong GDP sụt giảm. Đó cũng là lý do tại sao tăng trưởng năng suất chậm lại bất chấp sự bùng nổ của cuộc cách mạng AI.

Theo các nghiên cứu về đổi mới, sẽ có độ trễ đáng kể trong việc triển khai một công nghệ mới đến khi nó phát huy hết tiềm năng. Để hưởng lợi đầy đủ từ công nghệ, doanh nghiệp và cả quốc gia sẽ cần thêm nhiều khoản đầu tư bổ sung tốn kém, thậm chí thay đổi hẳn tổ chức (tức tái cấu trúc). Nếu đòi hỏi tái cấu trúc càng sâu rộng thì độ trễ lại càng lớn.

Những phát hiện trên cho thấy, đại dịch Covid sẽ không thể thúc đẩy năng suất tăng trưởng trong một sớm một chiều. Điều này có ý nghĩa khá quan trọng đối với tương lai thương mại thế giới. Trong giai đoạn siêu toàn cầu hóa 1990 – 2008, chuỗi cung ứng đã đóng góp tới 60 – 70% tăng trưởng thương mại toàn cầu. Phần lớn doanh nghiệp tại các nước giàu chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á,… để hưởng lợi từ chi phí lao động thấp hơn, sau đó lại nhập khẩu nguyên liệu đầu vào – được sản xuất tại những khu vực này – về thị trưởng nội địa, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa trung gian.

Sự gián đoạn của chuỗi cung xu hướng reshore có thể sẽ làm dòng chảy thương mại thế giới chậm lớn, trừ khi tốc độ tăng trưởng năng suất ở các nền kinh tế tiên tiến được cải thiện. Nhờ robot, những nước này sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa, cạnh tranh hơn và tăng cường nhập khẩu đầu vào trung gian từ các quốc gia đang phát triển.

PV (tổng hợp dịch)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Lợi nhuận ròng điều chỉnh năm 2023 của Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023. Trong năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD.

Đẩy mạnh chương trình giáo dục trải nghiệm máy tái chế nhựa trong trường học và cộng đồng

Chương trình trải nghiệm tái chế rác nhựa là chương trình giáo dục trải nghiệm tái chế đặc biệt, với mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, trong đó tập trung đến nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, khu chung cư và các khu công nghiệp trên cả nước.

Xiaomi 14: cụm camera Leica trứ danh, kích thước nhỏ gọn cùng nhiều tính năng cao cấp toàn diện

Xiaomi 14 sở hữu cấu hình cao, hệ điều hành thông minh và công nghệ quay chụp được nâng cấp toàn diện nhờ trang bị cụm camera Leica Summilux hứa hẹn mang đến trải nghiệm toàn diện cho người dùng.

Hạn chế dữ liệu khiến 98% nhà sản xuất gặp cản trở đổi mới và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường

Dữ liệu không có sẵn và chất lượng dữ liệu đang là thách thức lớn của doanh nghiệp trong việc triển khai các công nghệ tiên tiến như bản sao kỹ thuật số, tự động hóa và AI trong sản xuất.

Giảm 9,3% số vụ tấn công mạng gây ra trong tháng 2

Trong tháng 2/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 862 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.