Trang chủGiáo dụcTự động hóa thật là dễCông nghệ chế tạo Robot cho học sinh cấp 3

Công nghệ chế tạo Robot cho học sinh cấp 3

Dự án Viet Nam STEAM Challenge (VSC) 2020 do Maker Hanoi xây dựng với mong đợi tạo ra môi trường học hỏi nhờ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khoa học công nghệ, nơi các bạn thanh thiếu niên có cơ hội thỏa sức sáng tạo và theo đuổi đam mê.

VSC là một giải đấu robot toàn Việt Nam do Maker Hanoi chủ trì tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động STEAM trong cộng đồng các bạn trẻ. Maker Hanoi sẽ thiết kế nội dung các bộ kit lập trình, các tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ các đội thi trong suốt quá trình tổ chức cuộc thi, xây dựng bộ kit K12 Maker. Đặc biệt tham gia cuộc thi các bạn có cơ hội tự mình chế tạo một chú robot và nhận nhiều phần thưởng trị giá hàng tỷ đồng.

Robot là gì? Robot là một cỗ máy được thiết kế làm một hoặc nhiều nhiệm vụ. Nói một cách đơn giản hơn Robot là một chiếc máy tính được lập trình có thêm động cơ, các chi tiết cơ khí dễ dàng di chuyển để thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Một chú Robot gồm 3 phần là điện tử, cơ khí và lập trình: Điện tử giống như mạch máu trong cơ thể giúp kết nối các bộ phận, tín hiệu của robot tới bộ não của robot, trái tim của Robot chính là phần nguồn, tạo năng lượng giúp robot hoạt động; Cơ khí là các cơ cấu chấp hành giúp robot di chuyển, thực hiện các chuyển động theo thiết kế, cơ khí là các bộ phận giống như cơ bắp của con người, người làm cơ khí cần kỹ năng không gian, liên kết động tốt; Lập trình được ví như bộ não của Robot, là mảng công việc cần tư duy logic tốt kết hợp các tín hiệu điện từ sensor để điều khiển các kết cấu cơ khí chuyển động nhịp nhàng theo nhiệm vụ đề ra.

Quy trình chế tạo một chú robot gồm 3 bước chính: thiết kế ý tưởng cơ khí và thực hiện chế tạo, đi dây các thiết bị điện tử như cảm biến, lập trình cho chú robot. Tuy nhiên các bước này sẽ được lặp đi lặp lại theo từng tính năng của chú Robot và yêu cầu của sản phẩm. Người làm thường có các bản thiết kế nháp cả robot hoặc từng tính năng. Các bạn sẽ chế tạo cơ khí và điện tử cho chức năng chuyên biệt đó và lập trình thử nghiệm riêng lẻ. Khi các chức năng cơ bản hoàn thành thì sẽ được ghép vào một sản phẩm hoàn chỉnh để thử nghiệm, xác định các vấn đề của giải pháp hiện tại và tiếp tục cải tiến. Khó khăn nhất với các bạn trẻ mới bắt đầu là lĩnh vực điện tử công suất và ngôn ngữ lập trình. Trong các cuộc thi trên thế giới hiện nay, hai giai đoạn này thường được đơn giản hóa bằng các block, KIT để đóng gói một số công nghệ giúp các bạn trẻ rút ngắn thời gian khi làm robot.

Tham gia cuộc thi VietNam STEAM Challenge – VSC các bạn sẽ có một bộ KIT điện tử, cơ khí để có thể tự dựng cho mình một chú robot hoàn thiện. Sau đó sẽ dùng các công cụ lập trình kéo thả Node-Red hoặc ngôn ngữ lập trình như C/Python để giúp chú robot hoạt động.

Kiến trúc của chú robot khi tham gia cuộc thi

Các công nghệ cần tìm hiểu:

  • Máy tính nhúng raspberry Pi 4: dòng máy tính nhúng, sản phẩm công nghệ ưu thích nhất thập niên này.
  • Node Red: Phần mềm mã nguồn mở của IBM giúp lập trình viên dễ dàng tiếp cần lập trình IoT/Robot
  • Ngôn ngữ lập trình C/Python trên máy tính nhúng Pi
  • K12 Maker: bộ mạch công suất, tín hiệu với 4 đầu ra động cơ một chiều, 4 động cơ servo, 10 cảm biến
  • Nguồn 2600mAh Li
  • Động cơ DC và động cơ servo
  • Cảm biến: cảm biến ánh sáng phân biệt màu sắc, cảm biến tiệm cận vật cản từ xa, công tắc hành trình – vật cản gần.

Khi đăng ký tham gia cuộc thi, các thí sinh sẽ nhận được một mã tham gia khóa học robot online trên Schoology với nội dung như sau:

Bài viết đã chia sẻ tổng quan về công nghệ sử dụng trong cuộc thi và cách các bạn trẻ tự xây dựng cho mình một chú robot. Để khám phá bản thân và trở thành một chuyên gia về robotic trong tương lai hay đơn giản là thử sức mình trong một lĩnh vực mới. Các bạn hãy tìm hiểu thêm về VSC 2020 thông qua Page cuộc thi  https://www.facebook.com/VietnamSTEAMChallenge/

Lê Ngọc Tuấn (Maker Hanoi)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Khai mạc Vòng chung kết Cuộc thi lắp ráp và lập trình Robot dành cho học sinh TP Hồ Chí Minh

Vòng chung kết cuộc thi lắp ráp và lập trình robot dành cho học sinh - MYOR năm 2023 là cuộc tranh tài của 186 thí sinh ứng với 101 đội thi, trong đó: Tiểu học có 49 đội với 88 thí sinh, Trung học cơ sở (THCS) có 26 đội với 48 thí sinh và Trung học phổ thông (THPT) với 26 đội và 50 thí sinh.

Ngày hội STEM 2023: Việt Nam bứt phá tầm cao

Với sự thay đổi về mục tiêu, cấu trúc, nhận diện, Ngày hội STEM 2023 bao gồm các hoạt động chính như: Cuộc thi bắn tên lửa, Cuộc thi robot, hội thảo, diễn đàn STEM, triển lãm và không gian trưng bày xúc tiến STEM, hoạt động trải nghiệm,…

Việt Nam có 19 đội tranh tài tại giải đấu Robotics lớn nhất thế giới

Sau khi kết thúc Chung kết giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023, Ban tổ chức (BTC) đã tổ chức cuộc họp báo để gặp gỡ các đơn vị báo chí, phụ huynh và thí sinh đại diện cho các đội chơi lọt vào top 19 đội đại diện của Việt Nam tham gia giải vô địch Robotics quốc tế tại Texas, Mỹ vào tháng 5 tới đây.

Mission Possible và Switch giành giải vô địch VEX IQ Robotics 2023

Ngày 26/2, Tổ chức STEAM for Vietnam, American Center ở Hà Nội và TP.HCM (thuộc Đại sứ quán và Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) cùng Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức chương trình “Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc 2023”.

Chính thức mở đơn đăng ký Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc 2023

Với sứ mệnh mang giáo dục STEAM đẳng cấp quốc tế về cho học sinh Việt Nam một cách hoàn toàn miễn phí. STEAM for Vietnam cùng với các đối tác đã khởi động chương trình “A Year of Robotics” với rất nhiều các hoạt động để học sinh Việt Nam có cơ hội học tập và thực hành trên các bộ linh kiện Robotics hiện đại giống như các học sinh tại Mỹ và mục tiêu thi đấu ở các giải đấu Robotics toàn cầu.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.