Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốCobot: cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp thiếu hụt lao động...

Cobot: cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp thiếu hụt lao động có kỹ năng

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam năm 2020 có mức tăng 5,82%, và chiếm 16,69% ​​tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Việt Nam. Như vậy có thể nói, trong năm 2020, lĩnh vực sản xuất đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Còn theo Nikkei và IHS Market, Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam đạt 51,7 điểm vào tháng 12, tăng so với 49,9 điểm vào tháng 11. Theo đó, điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất của Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện dần dần.

Có được điều này là nhờ sự dịch chuyển trong hoạt động sản xuất công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, chưng dụng nhiều hơn robot, tiệm cận nhiều hơn với việc số hóa nhà máy.

Ngành sản xuất của Việt Nam có cơ hội hưởng lợi từ robot

Ông James McKew, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Universal Robots cho rằng, ngành sản xuất của Việt Nam có cơ hội nhận được nhiều lợi ích nhất từ robot do các quy trình trong ngành liên quan tới nhiều tác vụ lặp đi lặp lại trong những không gian hạn chế, có cấu trúc.

Những robot cộng tác – Cobot với tính năng hoạt động ổn định, nhất quán suốt 24/7 trong điều kiện vận hành khắc nghiệt mà không cần nghỉ ngơi thực sự là cánh tay phải cho doanh nghiệp.

Đặc biệt trong điều kiện ngành công nghiệp sản xuất tại đây vẫn đang thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề kỹ thuật cao.

Cobot đang được ứng dụng hiệu quả tại Công ty Yokota Corporation

Cobot của UR được minh chứng là cho phép nhân viên chuyển từ các tác vụ lặp đi lặp lại, có giá trị thấp sang hoạt động có giá trị cao hơn, qua đó giúp tăng năng suất và chất lượng công việc.

Tăng sản lượng 20% ​​mà không cần bổ sung nhân lực

Công ty Yokota Corporation có trụ sở tại Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Yokota Corporation chuyên về thiết kế và sản xuất vòng ổ bi, thiết bị Tự động hóa Nhà máy (FA), máy lắp ráp, đóng gói và kiểm tra, đã chọn mẫu cobot UR5 để giải quyết tình trạng thiếu lao động. Công ty đã cố gắng thu hút nhân viên bán thời gian và thuê lại công nhân từ các bộ phận khác. Tuy nhiên, những biện pháp này tỏ ra không hiệu quả. Robot công nghiệp truyền thống cũng được coi là một giải pháp, nhưng sau đó lại không khả thi do yêu cầu phải mở rộng không gian và nhu cầu bảo vệ an toàn.

Với những lợi ích chủ yếu là tính an toàn và linh hoạt, việc triển khai mẫu cobot UR5 đã đưa đến thiết lập một hệ thống sản xuất ổn định, làm tăng sản lượng thêm 20% ​​mà không cần nhân lực bổ sung.

Nếu cần mở rộng không gian cho nhà máy sản xuất thì cobot là giải pháp tối ưu

Ông James McKew cho rằng: “Bằng cách hạ thấp rào cản tự động hóa xuống vừa tầm với của những nhà sản xuất vốn chưa từng nghĩ đến việc triển khai robot do yếu tố chi phí và độ phức tạp, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các ngành công nghiệp của Việt Nam đạt năng suất cao hơn và duy trì mức sử dụng hiệu quả các nhà máy của họ”.

Theo báo cáo “Thị trường robot hợp tác theo trọng tải, thành phần, ứng dụng, ngành và khu vực địa lý – Dự báo toàn cầu đến năm 2026” của Markets and Markets, cobot ngày càng được nhiều ngành công nghiệp khác nhau sử dụng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như tăng năng suất và mức sử dụng nhân công hiệu quả. Dự đoán đến năm 2026, thị trường này sẽ đạt giá trị 7.972 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) bằng 41,8%. Thị trường cobot ở khu vực APAC cũng được kỳ vọng sẽ vượt châu Âu vào năm 2021 nhờ các ngành sản xuất quy mô lớn, nhất là lĩnh vực xe hơi, đồ điện tử và kim khí, là những lĩnh vực đang tăng cường triển khai cobot.

Bảo Hà

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển bền vững sản xuất thực phẩm, nông sản và quản trị ESG

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng khó lường, việc phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản trở thành ưu tiên hàng đầu. Quá trình sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không gây hại cho thế hệ tương lai. Đây là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng.

Phát triển thị trường băng thông di động Việt Nam nâng cao hiệu quả chuyển đổi số

Báo cáo khảo sát về chất lượng dịch vụ viễn thông di động, cố định và điện toán đám mây 2024 cho thấy, ở mảng dịch vụ băng thông rộng di động, Viettel Telecom xếp hạng cao nhất về chất lượng dịch vụ. Trong khi, MobiFone dẫn đầu về chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi. 

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.

Hướng đến mục tiêu NDC và Net-zero của khối doanh nghiệp và lĩnh vực tài chính tại Việt Nam

Chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững đã không còn là một “chiếc áo thời trang” để làm đẹp cho doanh nghiệp nữa, mà nó đã trở thành điều kiện cần và đủ để chính mỗi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và có thể đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài viết nổi bật

Cổng kết nối Ethernet ix Industrial® giải quyết các thách thức cho Công nghiệp 4.0 và IoT

HARTING phát triển cổng kết nối Ethernet ix Industrial®, một cổng kết nối nhỏ gọn và bền bỉ hơn so với RJ45 tiêu chuẩn. Nó cũng cung cấp hiệu suất Cat. 6A cho Ethernet 1/10Gbit/s tại cấp điều khiển.

Lumi sở hữu nhà máy IoT/ Smarthome quy mô 6000m2

Lễ khánh thành Lumi Smart Factory - nhà máy sản xuất thiết bị IoT/ Smarthome tại khu công nghiệp Thăng Long 3 - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc diễn ra sáng ngày 20/04/2024 đã đưa Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam trở thành thương hiệu Nhà thông minh đầu tiên Make in Vietnam sở hữu nhà máy IoT/ Smarthome quy mô lớn.

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.