Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốCơ hội và thách thức nào cho chuyển đổi số sau Covid-19

Cơ hội và thách thức nào cho chuyển đổi số sau Covid-19

“Chuyển đổi số quốc gia cần lấy người dân làm trung tâm. Cốt lõi của chuyển đổi số là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt đời sống”, đây là nhấn mạnh của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi tọa đàm “Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức” được Hội Tin học Việt Nam phối hợp với các hội, hiệp hội trong ngành CNTT tổ chức tại Hà Nội vào chiều ngày 3/7/2020 vừa qua.

Đại diện cho Hội Tự động hóa Việt Nam – Chủ tịch Nguyễn Quân là một trong 3 người chủ trì tọa đàm chia sẻ:Đề án chuyển đổi số quốc gia của thủ tướng phê duyệt có ba trụ cột mà chúng ta đã đề cập đến đó là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và thách thức lớn nhất của nó là vấn đề an toàn an ninh trên mạng,…

Vào ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Mục tiêu kép được đặt ra trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản.

Mục tiêu cơ bản của chương trình là đến năm 2025 từ đề án 749 là phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện; 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc.

Từ đề án 749, ông Nguyễn Huy Dũng – Cục trưởng Cục tin học hóa thuộc Bộ thông tin và Truyền thông nêu ra các mục tiêu trọng điểm trong chuyển đổi số. Thứ nhất, về phát triển kinh tế số: Chúng ta đặt muc tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP nhưng hiện nay chưa có một phép đo, chưa có bộ chỉ số thống nhất và mục tiêu cần hoàn thành trong năm nay là tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng nâng cao đồng bộ công nghệ trong mọi ngành, mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, du lịch, kinh tế, giáo dục,…

Thứ hai, về phát triển xã hội số: Tầm nhìn và chương trình của chuyển đổi số quốc gia đặt ra là mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi gia đình có một đường cáp quang. Đây là cách để chúng ta tiếp cận thế giới số phổ cập 4G, 5G và phấn đấu để tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử đạt tối thiểu là 50%.

Giải thích về tiến trình phát triển của chuyển đổi số, ông Nguyễn Huy Dũng cho biết: “Chuyển đổi số chính là cuộc chuyển đổi từ không gian quen thuộc truyền thống (mặt đất, biển, bầu trời, vũ trụ) lên không gian mạng. Chuyển đổi đầu tiên là mức độ số hóa thông tin. Cao hơn nữa là số hóa một quy trình nghiệp vụ và mức cao nhất là mang cơ quan, tổ chức từ môi trường truyền thống lên môi trường mạng. Tiến trình chuyển đổi số có điều kiện diễn ra nhanh hơn trong 5 năm gần đây do cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).

“Với sự hiện diện của CNTT và Internet, không gian mạng đã và đang là một thực thể sở hữu của nhân loại bên cạnh các thực thể truyền thống khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cần nhìn nhận rõ những thách thức về thể chế, môi trường chính sách, hạ tầng, nền tảng kỹ thuật hiện tại của Việt Nam để đưa ra những giải pháp công nghệ hợp lý cho quá trình chuyển đổi số”, ông Nguyễn Huy Dũng chia sẻ.

Nhấn mạnh về vấn đề an ninh mạng, ông Lê Quang Huy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề cập rằng với sự phát triển của CNTT thì yếu tố pháp luật luôn đòi hỏi phải được xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp. Mới đây, Bộ Thông tin Truyền thông đã tổ chức hội thảo tổng kết 15 năm thực hiện Luật Giao dịch Điện tử. Thực tế cho thấy, Việt Nam tuy đã sớm có luật để quản lý và điều chỉnh các giao dịch trên môi trường mạng nhưng từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi của công nghệ nên luật này cần phải sửa đổi cho phù hợp thực tiễn. Quốc hội rất cầu thị lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của không chỉ ngành CNTT cho tiến trình này.

Đề cập đến khái niệm mới là tài sản số của các cá nhân và tổ chức, theo ông Ngô Diên Hy – Giám đốc Tập đoàn VNPT, trong môi trường mạng thì hạ tầng là rất quan trọng và phải đề cập đến danh tính của dữ liệu. Ông cho rằng đã đến lúc phải nêu cao khẩu hiệu: CNTT là tương lai của đất nước như một số quốc gia đã thành công trong việc phát triển quốc gia số như Estonia.

Ông Lê Hùng Việt – Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT lại đề cập đến thực tế của giai đoạn cách ly xã hội vừa qua khiến rất nhiều cơ quan, tổ chức phải cho nhân viên làm việc từ xa. Qua thực tế đó, có 3 yếu tố nổi lên là con người, quy trình và hạ tầng. Đây là thực tế mà chính các doanh nghiệp CNTT phải làm gương để thuyết phục khách hàng trong làm việc từ xa.

Trao đổi với cộng đồng ICT, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Đại dịch Covid-19 là cú hích lớn, cơ hội trăm năm cho ngành CNTT, đặc biệt là cho chuyển đổi số. Số ứng dụng CNTT của Việt Nam phục vụ cho phòng chống Covid-19 nhiều hơn so với các nước, trong đó có những ứng dụng vượt các nước khác. “Tôi có niềm tin mãnh liệt là chuyển đổi số sẽ góp phần tích cực vào việc thay đổi thứ hạng Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển”, ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Phân tích lợi thế so sánh về chuyển đổi số của Việt Nam, Bộ trưởng cho biết: Chúng ta có rất nhiều doanh nghiệp CNTT, trong số đó có nhiều doanh nghiệp đang đi làm “coding” thuê cho nước ngoài. Nếu có thị trường, họ sẽ quay về phát triển sản phẩm tại Việt Nam. Đây là lúc nên phát triển các doanh nghiệp này.

Một điểm lợi nữa, gần 100 triệu dân là một thị trường đủ lớn để phát triển các nền tảng Việt Nam. “Trong phát triển sản phẩm cũng như hình thành doanh nghiệp công nghệ, phải có cái nôi cho nó sinh ra, lớn lên. Việt Nam chính là cái nôi để các doanh nghiệp hình thành để từ đó phát triển, đi ra nước ngoài”.

Theo Bộ trưởng, việc rất quan trọng là chuyển đổi số các ngành. Sau khi Chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt, Bộ TT&TT đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương năm 2020 phải ra chiến lược chuyển đổi số của mình. Bộ TT&TT đang chuẩn bị đề xuất Chính phủ về việc đổi tên Cục CNTT của các bộ thành Cục Chuyển đổi số, giao thêm nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số ngành đó. Khi đó, không gian sẽ rộng hơn nhiều.

Dự kiến, trong tuần tới, Bộ TT&TT sẽ khởi động cuộc thi tìm kiếm giải pháp cho chuyển đổi số quốc gia giúp Việt Nam đi đầu về chuyển đổi số, thông qua đó để thay đổi thứ hạng và góp phần đưa Việt Nam thành nước phát triển thịnh vượng.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cũng như các nước khác, Việt Nam coi chuyển đổi số quốc gia là chương trình có tính định hướng chiến lược của nhà nước, chúng ta cần lấy người dân làm trung tâm kể cả trong việc xác định những lĩnh vực cần tập trung chuyển đối số. Ví dụ như sắp xếp các lĩnh vực này nhằm vào những gì đầu tiên người dân hiểu, quan tâm. Cụ thể, trong 8 lĩnh vực, xác định lĩnh vực đầu tiên là Y tế; sau đó đến Giáo dục; tiếp đến là Tài chính – Ngân hàng; Nông nghiệp; Giao thông vận tải và Logistics; Năng lượng; Tài nguyên và Môi trường; Sản xuất công nghiệp.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để chuyển đổi số, cũng phải nhìn lại điểm mạnh, điểm yếu của mình. Điểm mạnh là Việt Nam có xã hội rất ổn định, kinh tế năng động và người dân ngoài chịu khó, hiếu học còn lạc quan tin tưởng vào tương lai. Còn điểm yếu của Việt Nam là tính công nghiệp, kỷ cương, tính hợp tác và thiếu tính kiên trì chiến lược với các kế hoạch, chiến lược cần có bước đường đi dài. “Chuyển đổi số là chặng đường dài đòi hỏi chúng ta phải xác định từng bước một, khoa học, kiên trì”, Phó Thủ tướng nhận định.

Bởi vậy, việc quan trọng nhất của cộng đồng ICT là phải làm cho mọi người, cả các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân thấy cần phải chuyển đổi, muốn chuyển đổi và đặc biệt là “chúng ta có thể làm được”.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra 2 việc mà các hội, hiệp hội lĩnh vực ICT có thể bắt tay làm ngay cùng với Bộ TT&TT, đó là: Thống nhất một thước đo mới về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; Lan tỏa, phổ biến tri thức thường thức về CNTT cho toàn xã hội.

“Hai việc trên với 15 hội, hiệp hội lĩnh vực ICT, tôi tin rằng dưới sự điều hành chung, đầu mối của Bộ TT&TT, Bộ KH&CN, chắc là chúng ta sẽ có những thay đổi nhanh chóng. Tôi cũng rất mong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tiếp tục gắn kết, không chỉ dựa trên tình cảm mà phải dựa trên các bài toán lớn được đặt ra bởi Bộ TT&TT”, theo Phó Thủ tướng.

TĐHNN

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

IgusGO tối ưu hóa quy trình chuyển đổi Công nghiệp 4.0

Ứng dụng igusGO dựa trên AI chỉ mất vài giây để tiết lộ cách một ứng dụng có thể được tối ưu hóa về mặt kỹ thuật với các linh kiện không bôi trơn từ igus®️. Để làm điều này, các nhà thiết kế không cần phải xem qua các danh mục, gọi điện thoại hoặc viết e-mail, mà chỉ cần chụp ảnh ứng dụng của họ.

Nvidia ra mắt chip mới có năng lực xử lý AI đạt 20 triệu tỷ phép tính mỗi giây

Thế hệ chip AI mới nhất của Nvidia mang tên Blackwell sẽ có giá từ 30.000 USD đến 40.000 USD một đơn vị

DAT Group Techtalk 2024: Cập nhật thêm nhiều nội dung giá trị cho sinh viên

DAT tổ chức hội thảo “DAT Group TechTalk 2024” nhằm hỗ trợ xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để sinh viên ngành Tự động hóa sẵn sàng đáp ứng những thách thức của một thế giới không ngừng dịch chuyển.

Thị trường trung tâm dữ liệu năm 2024 được thúc đẩy bởi AI và học máy

Bất chấp những bất ổn đối với kinh tế vĩ mô, lĩnh vực trung tâm dữ liệu tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Tốc độ tăng trưởng năm 2022-2023 rất mạnh mẽ với công suất tải toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt hơn 10GW.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.