Trang chủGiáo dụcĐào tạoCơ hội thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo xe điện tại...

Cơ hội thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo xe điện tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Sáng ngày 14/6/2022, Trường Điện – Điện tử thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cùng Công ty AVL đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) phối hợp đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực phương tiện giao thông nói chung, xe điện nói riêng.

• Infineon và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác thúc đẩy phát triển số hóa và phi carbon hóa

PGS. Nguyễn Hữu Thanh (phải) cùng ông Franz Kinzer trao thỏa thuận hợp tác. Ảnh Minh Hiếu

AVL của Cộng hòa Áo, là công ty độc lập lớn nhất thế giới về phát triển, mô phỏng và thử nghiệm các hệ thống truyền động ô tô, cũng như các lĩnh vực mới như hệ thống hỗ trợ người lái và dữ liệu thông minh. Công ty AVL có văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2002. AVL hiện nay là một trong những đối tác của Vinfast tại Việt Nam.

Với MoU này, Công ty AVL sẽ chuyển giao bộ phần mềm CRUISE M trị giá 90 nghìn Euro cho trường Điện – Điện tử. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Xe điện (CTI Lab for EVs) là đơn vị thụ hưởng và sử dụng phần mềm này. CRUISE M là gói phần mềm chuyên để mô phỏng động lực học cho xe cộ nói chung và xe điện nói riêng. Đây là phần mềm thương mại với độ chính xác cao, do đó, nó là công cụ vô cùng hữu ích cho nghiên cứu, thay cho việc phải thực nghiệm trên hệ thống thật với chi phí và thời gian lắp đặt cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khả thi trong môi trường đại học. Ngoài việc tài trợ gói phần mềm CRUISE M, Công ty AVL cũng tăng cường trao đổi kinh nghiệm, tài liệu nghiên cứu học thuật cho Phòng thí nghiệm Xe điện.

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Franz Kinzer – Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Úc của Công ty AVL cho biết: “Công ty AVL luôn có hướng hợp tác với các nước trên toàn thế giới, trong đó có cả các trường đại học khu vực châu Á. Giáo dục là tất cả nền tảng cho các ngành công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, các trường đại học thường bị chú trọng vào phần lý thuyết, do đó chúng tôi cung cấp các công cụ công nghiệp để sinh viên có thể học một cách chuyên nghiệp hơn để khi tham gia vào môi trường công nghiệp bớt bỡ ngỡ”.

Ông Franz Kinzer cũng cho biết thêm, Công ty AVL có lịch sử làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội từ 20 năm trước với hoạt động tài trợ ODA cho nghiên cứu động cơ đốt trong. Với xu thế phát triển ô tô điện hiện nay trên thế giới, việc cộng tác với Trường Điện – Điện tử là bước đi tiếp theo và tất yếu của công ty.

Cán bộ Trường Điện – Điện tử cùng đại diện Công ty AVL trao đổi về các nội dung hợp tác trong thời gian tới. Ảnh Minh Hiếu

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Xe điện (CTI Lab for EVs) có tiền thân từ Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Sáng tạo Công nghệ (CTI) được thành lập năm 2009, với Giám đốc đầu tiên là PGS. Tạ Cao Minh, nguyên Trưởng Bộ môn Tự động hoá Công nghiệp của nhà trường, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật điều khiển xe điện.

Trong 3 năm gần đây (2020-2022), Phòng thí nghiệm đã nghiên cứu và công bố 11 bài báo tạp chí ISI, 7 bài báo hội nghị Scopus, và viết 5 chương sách cho các nhà xuất bản uy tín trên thế giới liên quan đến công nghệ xe điện. Phòng thí nghiệm tham gia vào các hội nghị quốc tế lớn với vai trò tổ chức, như Hội nghị quốc tế về Hệ thống truyền động và Năng lượng cho xe điện (IEEE VPPC’2019), Hội nghị quốc tế về Năng lượng bền vững (IEEE ICSET’2016),… Ngoài ra, Phòng thí nghiệm cũng thường xuyên tổ chức các trường hè, khóa đào tạo cho sinh viên theo đuổi lĩnh vực xe điện.

Với nền tảng đó, PGS. Nguyễn Hữu Thanh – Hiệu trưởng Trường Điện – Điện tử thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đánh giá cao sự hợp tác với Công ty AVL và khẳng định: “Trường Điện – Điện tử đã thành lập nhóm nghiên cứu mạnh và có Phòng thí nghiệm cho mảng nghiên cứu xe điện nên chúng tôi rất trân trọng sự hợp tác này. Các nhà khoa học, sinh viên của Phòng thí nghiệm sẽ sử dụng phần mềm CRUISE M để nghiên cứu, triển khai thử nghiệm các thuật toán một cách hiệu quả nhất, phát huy giá trị mà Công ty AVL mang lại”.

Lãnh đạo Công ty AVl tìm hiểu về một giờ học tập nghiên cứu của sinh viên tại CTI Lab for EVs ngay sau ký kết. Ảnh Minh Hiếu

Trước đó, sáng ngày 9/6, Infineon Technologies và Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã ký MoU về kế hoạch hợp tác trong các dự án kỹ thuật, đặc biệt là trong việc phát triển các giải pháp liên quan đến lĩnh vực Xe điện hạng nhẹ (LEV) và Internet vạn vật (IoT). Cùng MoU được ký kết với Công ty AVL hôm nay, cơ hội nghiên cứu cũng như đào tạo nhân lực cho mảng xe điện của Đại học Bách khoa Hà Nội ngày càng rộng mở.

Trà Giang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

DAT Group Techtalk 2024: Cập nhật thêm nhiều nội dung giá trị cho sinh viên

DAT tổ chức hội thảo “DAT Group TechTalk 2024” nhằm hỗ trợ xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để sinh viên ngành Tự động hóa sẵn sàng đáp ứng những thách thức của một thế giới không ngừng dịch chuyển.

Mercedes-Benz đưa robot hình người vào sản xuất xe

Apptronik - nhà sản xuất robot hình người Apollo (Mỹ) cho biết hãng sản xuất xe Mercedes-Benz  đã bắt đầu thử nghiệm robot hình...

Xiaomi Watch 2 mang lại trải nghiệm thể thao tuyệt vời nhờ thiết kế cao cấp, sở hữu Wear OS thông minh

Đồng hồ thông minh Xiaomi Watch 2 sở hữu hệ điều hành Google Wear OS mượt mà cùng nhiều cải tiến công nghệ vượt trội, là thiết bị không thể thiếu của người dùng trong hành trình luyện tập và chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Đạo luật điều chỉnh AI đầu tiên được châu Âu thông qua

Ngày 13/3, Hội đồng Liên minh châu Âu đã thông qua đạo luật đầu tiên trên thế giới để quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) đi đầu trong đầu tư công nghệ.

Hà Nội dẫn đầu về Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Chiều 12/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo công bố kết quả triển khai Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2023. Hà Nội xếp đầu danh sách 10 địa phương đứng đầu về Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023.

Bài viết nổi bật

DAT Group Techtalk 2024: Cập nhật thêm nhiều nội dung giá trị cho sinh viên

DAT tổ chức hội thảo “DAT Group TechTalk 2024” nhằm hỗ trợ xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để sinh viên ngành Tự động hóa sẵn sàng đáp ứng những thách thức của một thế giới không ngừng dịch chuyển.

Mercedes-Benz đưa robot hình người vào sản xuất xe

Apptronik - nhà sản xuất robot hình người Apollo (Mỹ) cho biết hãng sản xuất xe Mercedes-Benz  đã bắt đầu thử nghiệm robot hình...

Xiaomi Watch 2 mang lại trải nghiệm thể thao tuyệt vời nhờ thiết kế cao cấp, sở hữu Wear OS thông minh

Đồng hồ thông minh Xiaomi Watch 2 sở hữu hệ điều hành Google Wear OS mượt mà cùng nhiều cải tiến công nghệ vượt trội, là thiết bị không thể thiếu của người dùng trong hành trình luyện tập và chăm sóc sức khỏe cá nhân.