Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốChương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 của Bộ Công Thương...

Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 của Bộ Công Thương chú trọng sản xuất công nghiệp thông minh

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Nghị quyết số 33 – NQ/BCSĐ về Chương trình chuyển đổi số của Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025 (Nghị quyết 33).

Đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công

Mục tiêu của Nghị quyết 33 là hướng tới việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Mục tiêu cụ thể gồm: hoàn thiện cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan thông tin một cửa điện tử của bộ được xác thực điện tử, giao dịch trên Cồng dịch vụ công quốc gia, 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được xác thực điện tử; 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu được tích hợp lên Cơ chế một cửa quốc gia.

Đồng thời, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ đạt từ 80% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Sản phẩm thông minh là mục tiêu hướng tới của chuyển đổi số mà Bộ Công Thương đề ra cho ngành sản xuất công nghiệp. Ảnh minh họa

Chú trọng sản xuất thông minh

Ngoài việc tập trung xây dựng, triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương phiên bản 2.0 và các phiên bản tiếp theo, đảm bảo tuân thủ khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; chú trọng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trung hạn (5 năm); xây dựng chiến lược dữ liệu cấp bộ phù hợp với chiến lược dữ liệu quốc gia;… Bộ Công Thương đã chỉ đạo hướng chuyển đổi số cho từng lĩnh vực cụ thể.

Trong đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh đối với lĩnh vực năng lượng, yêu cầu phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, góp phần hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, cần xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột, xây dựng chiến lược, cơ cấu tổ chức thông minh, nhà máy thông minh, vận hành thông minh để tạo ra các sản phẩm thông minh,…

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong giai đoạn 2016-2021, Bộ đã có sự chuyển biến rất tích cực so với giai đoạn 2010-2015 về công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan Trung ương qua các năm, từ vị trí cuối bảng xếp hạng trong các bộ ngành, Bộ Công Thương đã vươn lên nhóm dẫn đầu. Cụ thể năm 2017 xếp hạng 17/19, năm 2018 và 2019 xếp hạng thứ 2, năm 2020 xếp hạng thứ 6.

Minh Phúc

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thực hiện đủ 3 biện pháp để đảm bảo thành công chuyển đổi số giáo dục đại học

Để thực hiện CĐS số thành công cần nâng cao kiến thức kỹ thuật số; tăng cường “Lực lượng đặc nhiệm” về công nghệ thông tin và kỹ thuật số; khảo sát các công nghệ một cách triệt để để áp dụng; tích hợp và khai thác sức mạnh của dữ liệu số; tự động hóa các quy trình.

Thiết bị giám sát, điều khiển từ xa không dây kích thước nhỏ 2,4 GHz FH hiệu quả trong công nghiệp

Để nâng cao hiệu quả điều khiển từ xa trong các ứng dụng công nghiệp, tháng 12 năm 2021, Circuit Design, Inc.- nhà cung cấp hàng đầu các module vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản đã ra mắt bộ đầu vào KST2.4S và bồ đầu ra KSR2.4 cho ứng dụng điều khiển công nghiệp với tín hiệu vào/ra là tín hiệu mức High/Low.

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.

Bất động sản thời 4.0: Tương lai nào cho các nhà môi giới?

Những đột phá mạnh mẽ về công nghệ trong thời đại 4.0 có ảnh hưởng lên đến mọi mặt của đời sống xã hội, định hình lại bản chất hoạt động của nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực Môi giới Bất động sản.

Hải Anh JSC đầu tư cho ngành Công nghiệp Năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.

Bài viết nổi bật

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.