Trang chủTự động hóaAn ninh - An toànCảnh báo hàng loạt lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm...

Cảnh báo hàng loạt lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm của Microsoft

Ngày 10/11, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 11 với 55 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm của hãng. Đáng chú ý, nhiều lỗ hổng cho phép tin tặc tấn công mạng từ xa.

• Cảnh báo doanh nghiệp về 19 lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến VMware
• Ổ cứng máy tính có thể bị phá huỷ do lỗi bảo mật nghiêm trọng trên Windows 10

Trong bản phát hành tháng 11 này, đáng chú ý các lỗ hổng bảo mật như lỗ hổng bảo mật CVE-2021-42321 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa. Không giống như các lỗ hổng zero-day liên quan đến các vụ tấn công hàng loạt hệ thống Exchange Server vào đầu năm nay, để khai thác lỗ hổng CVE-2021-42321 kẻ tấn công cần xác thực vào hệ thống mục tiêu.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã phát hành văn bản cảnh báo rộng rãi về các lỗ hổng bảo mật này.

NCSC khuyến cáo các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần có kế hoạch cập nhập sớm các hệ thống bị ảnh hưởng.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) nhận định: Microsoft Exchange Server luôn là một mục tiêu ưu thích của các nhóm tấn công mạng. Vì vậy, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần có kế hoạch cập nhập sớm các hệ thống bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, 2 lỗ hổng bảo mật CVE-2021-38631, CVE-2021-41371 trong Microsoft Remote Desktop Protocol (RDP) ảnh hưởng đến Windows 7 đến Windows 11 và trên Windows Server 2008-2019, cho phép đối tượng tấn công có thể thu thập thông tin mật khẩu RDP của hệ thống dễ bị tấn công.

Lỗ hổng bảo mật CVE-2021-42292 trong Microsoft Excel ảnh hưởng đến Microsoft Excel phiên bản 2013-2021, cho phép đối tượng tấn công cài cắm mã độc chỉ bằng cách lợi dụng người dùng mở một tệp Excel độc hại.

Đồng thời, lỗ hổng bảo mật CVE-2021-26443 trong Microsoft Virtual Machine Bus (VMBus) cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

Hai lỗ hổng bảo mật CVE-2021-43208, CVE-2021-43209 trong 3D Viewer cũng cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, biện pháp tốt nhất để khắc phục là cập nhật bản vá cho các lỗ hổng bảo mật nói trên theo hướng dẫn của hãng. Trung tâm NCSC khuyến nghị người dùng tham khảo các bản cập nhật phù hợp cho các sản phẩm đang sử dụng tại link: https://msrc.microsoft.com/update-guide/releaseNote/2021-Nov

Trung tâm NCSC khuyến nghị tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam; tổ chức đánh giá, thống kê và đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo rộng rãi về các nguy cơ mất an toàn thông tin để người dùng biết và phòng tránh; đồng thời liên tục có văn bản cảnh báo, đôn đốc việc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước triển khai rà soát những điểm yếu, lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.

Minh Phúc

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển bền vững sản xuất thực phẩm, nông sản và quản trị ESG

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng khó lường, việc phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản trở thành ưu tiên hàng đầu. Quá trình sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không gây hại cho thế hệ tương lai. Đây là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng.

Smart City Asia 2024: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh trong phát triển đô thị thông minh

Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao vị thế của Việt Nam.

Giải thưởng Sao Khuê 2024 nổi bật với nhiều giải pháp AI

169 Nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc được trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho thấy nhiều giải pháp số được ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh

Nối tiếp những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023, Kỳ I Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 tập trung bàn luận các nội dung xoay quanh chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh” gồm 2 phiên Trù bị và Toàn thể.

Phát triển thị trường băng thông di động Việt Nam nâng cao hiệu quả chuyển đổi số

Báo cáo khảo sát về chất lượng dịch vụ viễn thông di động, cố định và điện toán đám mây 2024 cho thấy, ở mảng dịch vụ băng thông rộng di động, Viettel Telecom xếp hạng cao nhất về chất lượng dịch vụ. Trong khi, MobiFone dẫn đầu về chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi. 

Bài viết nổi bật

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.