Trang chủGiáo dụcĐào tạoBộ GD và ĐT kiến nghị phương án thi tốt nghiệp THPT...

Bộ GD và ĐT kiến nghị phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là 2+2

Tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 14/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) kiến nghị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là hai môn bắt buộc Toán, Văn và hai môn tự chọn (phương án 2+2).

Bộ GD và ĐT cho biết, trước đó. Bộ đã lấy ý kiến rộng rãi về ba phương án thi. Trong đó, phương án 1 là thí sinh thi hai môn bắt buộc Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn (trong các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Phương án 2 gồm ba môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và hai môn tự chọn. Phương án 3 là thi bốn môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và hai môn tự chọn.

Kết quả, đa số chọn phương án hai hoặc ba môn bắt buộc. Cụ thể, khi khảo sát gần 130.700 cán bộ, giáo viên về phương án 2 và 3, gần 74% chọn phương án 2 – thi ba môn bắt buộc. Sau đó, Bộ khảo sát thêm khoảng 18.000 cán bộ, giáo viên ở TP Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang với cả ba phương án thì 60% chọn phương án 1 (thi hai môn bắt buộc).

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, tại Hà Nội, ngày 14/11. Ảnh: VGP

Theo Bộ GD và ĐT với phương án 2+2 giúp giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình các em và cả xã hội bởi so với kỳ thi hiện tại, số môn thi giảm hai, số buổi thi giảm một. Phương án này cũng không gây mất cân bằng giữa khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên. Tỷ lệ thí sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội của ba năm gần đây luôn khoảng 64-68%.

Với 9 môn lựa chọn, Bộ cho rằng học sinh đã được kiểm tra, đánh giá toàn diện, thể hiện điểm số trong học bạ. Việc được lựa chọn hai môn thi tạo điều kiện để thí sinh theo đuổi định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích của bản thân.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm, tương tự hiện nay.

Bộ cũng dự kiến giữ ổn định thi tốt nghiệp THPT trên giấy đến năm 2030, song song với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở những nơi đủ điều kiện.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại phiên họp, đa số thành viên Hội đồng ủng hộ phương án thi hai môn bắt buộc và hai môn lựa chọn.

Thủy Chu

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Thực hiện đủ 3 biện pháp để đảm bảo thành công chuyển đổi số giáo dục đại học

Để thực hiện CĐS số thành công cần nâng cao kiến thức kỹ thuật số; tăng cường “Lực lượng đặc nhiệm” về công nghệ thông tin và kỹ thuật số; khảo sát các công nghệ một cách triệt để để áp dụng; tích hợp và khai thác sức mạnh của dữ liệu số; tự động hóa các quy trình.

Thương mại điện tử: Trụ cột góp phần tăng trưởng nền kinh tế số

TMĐT Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.

Mitsubishi Electric khởi động Chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của Hệ thống Tự động hóa nhà máy

Mitsubishi Electric mới đây đã khởi động một chiến dịch trên toàn cầu với mục đích nâng cao nhận thức thông qua những câu chuyện minh họa nhắm đến các đối tượng khán giả đa dạng, không chỉ riêng với nhân sự làm việc trong ngành sản xuất.

Vinh danh 32 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023

32 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 bao gồm 07 giải cho 4 đơn vị quản lý đô thị; 01 giải...

Bài viết nổi bật

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.