Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Nhật Bản cho thấy rằng các biến thể Alpha, Beta, Delta và Omicron đều có thời gian tồn tại trên da người và trên bề mặt nylon, đồ nhựa lâu hơn gấp 2 lần so với chủng gốc Vũ Hán và duy trì khả năng truyền nhiễm hơn 16 tiếng trên bề mặt da người.
• Tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 – 11 tuổi, phụ huynh cần biết điều gì ?
• Nghiên cứu tại Ai Cập cho thấy có thể điều trị Covid-19 hiệu quả bằng kháng sinh
Nghiên cứu đã cho thấy các biến thể của virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn so với chủng gốc qua nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Đáng chú ý là biến thể Omicron lại có thể tồn tại trên nhựa trong 193,5 giờ và trên da là 21,1 giờ, cho thấy đây là một trong những yếu tố làm tăng khả năng lây lan của biến thể này, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên có sự so sánh giữa Omicron với các biến thể khác.
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là về khả năng sống sót của virus SARS-CoV-2 là sự khác nhau giữa thời gian sống sót của virus trong phòng thí nghiệm so với thế giới bên ngoài và cũng có suy đoán rằng các điều kiện trong thế giới thực sẽ khắc nghiệt và thường xuyên thay đổi hơn – về nhiệt độ và độ ẩm – so với môi trường trong phòng thí nghiệm nên thực tế này có thể làm giảm đáng kể thời gian tồn tại của virus.
Có một điều tích cực là tất cả các biến thể của SARS-CoV-2 đều bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng gốc cồn trên da và vẫn chưa có chứng minh nào cho là con người có nhiều nguy cơ nhiễm biến thể Omicron cao hơn khi tiếp xúc trên các bề mặt, nhưng nghiên cứu cũng đã khẳng định tính hiệu quả của các chất khử trùng trong việc loại bỏ virus trên các bề mặt đồ vật và da người.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo lây nhiễm virus SARS-CoV-2 chủ yếu xuất phát từ hoạt động tiếp xúc gần giữa mọi người và qua giọt bắn trong không khí ở nơi kín hoặc đông người nhưng cũng có thể vẫn bị nhiễm bệnh khi tay chạm vào các đồ vật hoặc bề mặt có virus rồi lại đưa lên mắt, mũi và miệng.
Trang Nguyễn