Trang chủDiễn đànBiến Cơ sở dữ liệu quốc gia trở thành thực thể sống...

Biến Cơ sở dữ liệu quốc gia trở thành thực thể sống mới có giá trị thực tiễn

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là phải xây dựng và khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG).

• Khai thác “mỏ vàng” dữ liệu số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trung tâm dữ liệu góp phần định hình tương lai của quốc gia

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã được xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, nền tảng NDXP đã kết nối với hệ thống của 90 cơ quan, đơn vị; trong đó có 85 LGSP của bộ, ngành, địa phương; 10 cơ sở dữ liệu và 08 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương. Tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP trong năm 2022 là 876 triệu giao dịch tăng 4,86 lần so với năm 2021. Trung bình 1 ngày có 2,4 triệu giao dịch.

Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam – Asia DX Summit 2023), chiều ngày 24/5 đã diễn ra Hội thảo Hạ tầng dữ liệu số và bảo mật an toàn thông tin. Ảnh Đỗ Phương

Chia sẻ về định hướng xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) – Đại tá Vũ Văn Tấn Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công An cho biết: Hiện nay các quốc gia đang đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển TTDLQG để đảm bảo an toàn thông tin, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ công và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Điển hình như Hàn Quốc đã đưa vào hoạt động 3 trung tâm dữ liệu lớn, Ấn Độ đã đưa vào triển khai hoạt động 5 trung tâm hay như Nhật Bản đã xây dựng hạ tầng trung tâm dữ liệu để tạo thuận lợi cho các cơ quan hành chính hoạt động,… Điều này chứng tỏ xu hướng xây dựng TTDLQG không chỉ là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn là một yếu tố cần thiết để định hình tương lai của các quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao Bộ Công An chủ trì phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án TTDLQG. Nhưng qua thời gian triển khai thấy còn nhiều bất cập cả cho hiện tại lẫn tương lai. Đại tá Nguyễn Văn Tấn chỉ rõ:

Thứ nhất, khả năng tái sử dụng các thành phần cứng và phần mềm rất thấp; Thứ hai, các dữ liệu không thống nhất khuôn dạng chỉ tiêu và tiêu chuẩn trên các hệ thống thông tin rời rạc của các cơ quan đơn vị chủ quản khác nhau sẽ tạo ra nhiều bài toán chuyển đổi, đồng bộ, di trú khác nhau sinh ra chi phí lớn khi cần tập hợp thống nhất; Thứ ba, các ứng dụng các khuôn dạng và phương thức truy xuất dữ liệu tại các hệ thống thông tin rời rạc do không có tiêu chuẩn ban hành để tuân thủ theo, có thể không sẵn sàng cho việc chuyển sang vận hành trên nền tảng thống nhất mà đỏi hỏi phải có sự chỉnh sửa hoặc thậm chí xây dựng lại từ đầu; Thứ tư, các hệ thống thông tin rời rạc thường được thiết kế, trang bị để đảm bảo an ninh bảo mật ở mức độ hết sức cơ bản và thường không được kiểm thử đúng tiêu chuẩn và cập nhật.

Đại tá Vũ Văn Tấn – Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công An chia sẻ tại hội thảo. Ảnh Đỗ Phương

Những bất cập đó dẫn đến việc người dân khi thực hiện các dịch vụ công vẫn còn nhiều phiền hà, chưa cắt giảm được thủ tục và thời gian. Hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan, ban ngành vẫn chưa tận dụng được nhiều từ CSDLQG,…


TTDLQG là nơi tích hợp đồng bộ, lưu trữ, khai thác, chia sẻ, phân tích và điều phối tất cả các dữ liệu thông tin liên quan đến con người; nơi tích hợp đồng bộ lưu trữ, điều phối tất cả dữ liệu tổng hợp từ cơ sở dữ liệu quốc gia và thực hiện việc phân tích chuyên sâu các dữ liệu; là nơi tập trung các công nghệ, giải pháp hiện đại, đồng bộ, đảm bảo an ninh an toàn…; là nơi trao đổi kết nối quốc tế nhằm chia sẻ thông tin, nghiên cứu xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển đất nước và đặt nền tảng nghiên cứu hỗ trợ khai thác phát triển nền khoa học công nghệ quốc gia.

Biến Cơ sở dữ liệu quốc gia thành thực thể sống

Phát biểu tại Vietnam – Asia DX Summit 2023, ông Nguyễn Văn Khoa – Chủ tịch VINASA đặc biệt nhấn mạnh: “Dữ liệu quốc gia là tài nguyên số, quan trọng nhất là xây dựng mô hình và hợp tác khai thác dữ liệu nhằm tạo ra những dịch vụ mới phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo ra những giá trị mới cho nền kinh tế – xã hội”.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia là rất cần thiết và quan trọng. GS.Hồ Tú Bảo – Trưởng Phòng Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cho biết, hạ tầng dữ liệu thuộc hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu quốc gia (DLQG) gồm các dữ liệu phục vụ điều hành của Chính phủ. Hạ tầng DLQG gồm sáu điểm trọng yếu, đó là: xây dựng hạ tầng dữ liệu quốc gia; kết nối được với các hạ tầng khác; phải khai thác được dữ liệu; nhân lực cho hạ tầng số quốc gia; an toàn và pháp lý của hạ tầng dữ liệu số quốc gia. Cho dù ở cấp trung ương hay bộ/ngành, địa phương đều cần tuân thủ các trọng yếu này.

Theo GS. Hồ Tú Bảo, để có hạ tầng DLQG tốt trước hết cần có dữ liệu, chiến lược dữ liệu tốt, các dữ liệu cần có mục tiêu rõ ràng. Dữ liệu quốc gia gắn với các bộ ngành, địa phương các dữ liệu phải đảm bảo “đúng, đủ sạch, sống”. Xây dựng hạ tầng dữ liệu phải gắn với khai thác ở mọi giai đoạn. Thiết kế cơ sở hạ tầng dữ liệu phải có chuẩn do hội đồng quốc gia thẩm định. Đã gọi là cơ sở dữ liệu quốc gia là dữ liệu dùng chung, mở. Do đó, để khai thác hiệu quả cần có cơ chế để chia sẻ, khai thác.

GS.Hồ Tú Bảo – Trưởng Phòng Khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán chia sẻ tại hội thảo. Ảnh Đỗ Phương

Đặc biệt, “Các hoạt động phải được gắn với dữ liệu nếu không dữ liệu cũng thành dữ liệu chết, phải tìm nhiều cách để làm chủ khai thác dữ liệu. Dữ liệu là thực thể sống, luôn thay đổi hàng ngày và phát triển, không phải xây dựng xong mới đưa vào sử dụng mà phải đồng thời diễn ra liên tục. Chúng ta phải kết nối nhân lực trong và ngoài nước để có đủ nhân lực và đủ năng lực khai thác dữ liệu phục vụ cho chuyển đổi số”.

“Dữ liệu chỉ có giá trị cao trong chuyển đổi số khi những vấn đề trọng yếu của hạ tầng dữ liệu được giải quyết đồng bộ. Mỗi tổ chức cần bắt đầu với một chiến lược dữ liệu đúng và rõ, và làm mọi việc với dữ liệu trong chuyển đổi số theo chiến lược đó”, GS. Hồ Tú Bảo nhấn mạnh thêm.

Cần phải tránh tình trạng “cát cứ thông tin” là đề xuất của ông Nguyễn Công Thị – Trưởng phòng Giải pháp Dữ liệu số – Công ty Công nghệ thông tin VNPT. Theo ông Thị, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ ngành với các địa phương hiện còn nhiều hạn chế do tình trạng “cát cứ thông tin”. Ngoài ra, dữ liệu hiện phần lớn cũng là các dữ liệu thô, nằm rải rác ở các hệ thống phân tán, rời rạc thiếu đồng bộ. Mỗi địa phương đang triển khai theo một cách khác nhau, mỗi một hệ thống phần mềm lại là một cơ sở dữ liệu, không chuẩn hoá danh mục thông tin, không thể phân tích được. Nguyên nhân là do không có mô hình tham chiếu chuẩn thống nhất từ trung ương xuống các địa phương.

Về vấn đề này, giải pháp mà GS. Hồ Tú Bảo đưa ra là chúng ta phải đào tạo nhân lực ngay từ đầu khi xây dựng TTDLQG. Phát huy vai trò trường, viện trong đào tạo nhân lực, cần đào tạo bổ sung nhân lực có chuyên môn dữ liệu cho TTDLQG cũng như các bộ ngành, địa phương. Nhân lực sẽ góp phần đảm bảo TTDLQG và CSDLQG được bền vững, bảo mật, an toàn, chống phá hoại, chống lộ lọt thông tin. Ngoài ra, khi dữ liệu thành tài sản, tài nguyên thì phải rà soát, đặc biệt phải xây dựng luật dữ liệu càng sớm càng tốt, hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định chế nội bộ.

Các chuyên gia, diễn giả cùng bàn luận nhiều vấn đề, nội dung xoay quanh dữ liệu số quốc gia. Ảnh Đỗ Phương

Đỗ Phương – Bảo Hà

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Tôn vinh các công trình xuất sắc tại Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2022 đã khen thưởng 43 công trình đoạt giải gồm: 4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Đồng thời, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Giải thưởng.

Từ 1/6 người dân được cấp tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố kế hoạch chính thức cấp phát các đuôi tên miền mới gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Ba đuôi tên miền mới gồm AI.VN (lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), ID.VN (thương hiệu cá nhân trực tuyến), IO.VN (Công nghệ số, nền tảng số) sẽ được mở cho người dân đăng ký sử dụng từ ngày 1/6.

Việt Nam sẽ có công nghệ siêu băng thông rộng tốc độ 10 Gb/s

Ngày 31/5/2023, Nokia đã công bố chương trình hợp tác với VNPT để triển khai hạ tầng băng rộng cáp quang tốc độ 10 Gigabit trên giây (10 Gb/s) đầu tiên tại Việt Nam.

Hơn 100 công nghệ chuyển đổi số giáo dục được giới thiệu tại Techmart 2023

Techmart Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục năm 2023 giới thiệu các công nghệ, giải pháp sẵn sàng chuyển giao trong lĩnh vực giáo dục của hơn 50 viện nghiên cứu, trường đại học, các nhóm khởi nghiệp,…

Đại học Công nghiệp Hà Nội giành ngôi Vô địch Robocon Việt Nam 2023

Sau khi chiến thắng tuyệt đối chớp nhoáng ở 0 phút 42 giây trước cái tên đáng gờm LH - J4F của trường Đại học Lạc Hồng, đội DCN -102 của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là cái tên được xướng ngôi vô địch Robocon Việt Nam 2023.  

Bài viết nổi bật

Tôn vinh các công trình xuất sắc tại Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2022 đã khen thưởng 43 công trình đoạt giải gồm: 4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Đồng thời, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Giải thưởng.

Infineon quyết tâm phát triển chip điện tử tại Việt Nam

Công ty Infineon Technologies AG mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam bằng việc khai trương Văn phòng mới tại Hà Nội với quy mô lớn hơn và thành lập Trung tâm R&D tập trung nghiên cứu chip điện tử.

Từ 1/6 người dân được cấp tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố kế hoạch chính thức cấp phát các đuôi tên miền mới gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Ba đuôi tên miền mới gồm AI.VN (lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), ID.VN (thương hiệu cá nhân trực tuyến), IO.VN (Công nghệ số, nền tảng số) sẽ được mở cho người dân đăng ký sử dụng từ ngày 1/6.