Trang chủDiễn đànBậc Đại học cần kiên trì giáo dục khai phóng

Bậc Đại học cần kiên trì giáo dục khai phóng

Hơn 45 năm hành trình trong sự nghiệp giáo dục tại Việt Nam, ông Đặng Tự Ân dường như chưa biết mệt mỏi trên đôi chân của mình. Nhắc đến ông, người ta cũng biết đến những quan điểm giáo dục tiến bộ mà ông theo đuổi bấy lâu.

PV Tự động hóa ngày nay hy họng những chia sẻ trước thềm năm mới 2022 của ông Đặng Tự Ân nguyên là Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học – Bộ GD-ĐT, hiện là Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam sẽ góp phần tạo nên môi trường giáo dục hạnh phúc, giáo dục khai phóng tại Việt Nam.

Ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam.

Từng là một thầy giáo, rồi giữ vị trí quản lý giáo dục ở địa phương và Trung ương. Hơn 45 năm say sưa với lĩnh vực giáo dục, ông đặc biệt chú trọng mục tiêu đổi mới các nhà trường theo hướng xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc. Xin ông cho biết động lực của hành trình này?

Ông Đặng Tự Ân: Nói là động lực thì có lẽ phải kể từ những năm tháng tôi còn học sinh trường quê tỉnh lẻ. Tôi mê bộ ba cuốn sách của tác giả George Polya (1887-1985), người Hungari là GS Toán học nổi tiếng của Mỹ. Giai đoạn là sinh viên Sư phạm toán và những năm đầu đời đi dạy học sinh giỏi chuyên toán, sách của Polya vẫn là tài sản quý giá, gối đầu giường của người thầy giáo trẻ. Cuốn sách đã dạy tôi cách học toán, dạy tôi cách dạy, cách rèn luyện cho học sinh biết kỹ càng về cơ sở và quá trình học toán và sáng tạo toán học là như thế nào. Nửa thế kỷ qua đi, nhưng tư tưởng dạy và học hiệu quả – thực chất là dạy học phát triển năng lực học sinh của G.Polya đã thấm đậm trong tôi, khiến tôi bức xúc chứng kiến các nhà trường kiểu “MAD” (giận dữ) đang rất phổ biến ở Việt Nam.

Theo GS. Peck Cho, người Hàn Quốc, cho rằng nền giáo dục MAD là chỉ có ghi nhớ (Memorizing), phân tích (Analyzing) và xử lý dữ liệu (Data processing). Tức là một nền giáo dục mà học sinh luôn luôn và phải ghi nhớ, phân tích, xử lý dữ liệu quá nhiều. Học sinh trở thành con rối, không có giấc mơ hoặc bị tạo áp lực phải đạt điểm cao, vào trường đại học tốt. Học sinh học để thi mà không là học để phát triển bản thân, để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

Ngày nay sự ghi nhớ không còn là cái để đánh giá năng lực của học sinh nữa mà cần sự sáng tạo của người học. Cũng có nghĩa muốn có sáng tạo thì học sinh vừa phải có kiến thức (trí tuệ logic) vững chắc vừa phải có cảm xúc (trí tuệ cảm xúc) mạnh mẽ, nghĩa là các em phải luôn là người học giỏi và có hạnh phúc. Trường học hạnh phúc chắc chắn sẽ là cứu cánh để thay đổi nền giáo dục MAD.

Trường học hạnh phúc là mô hình mà hầu như đất nước nào cũng muốn hướng đến. Nhiều năm đến các địa phương, các cơ sở giáo dục để lan tỏa, hỗ trợ triển khai mô hình giáo dục đổi mới này, ông có đánh giá thế nào về sự chuyển biến các nhà trường theo các tiêu chí của Trường học hạnh phúc ở Việt Nam?

Ông Đặng Tự Ân: Đúng, xây dựng Trường học hạnh phúc mang tính toàn cầu và là mong muốn của nhiều quốc gia. Vào những năm đầu thập niên thứ 2 thế kỷ mới, Liên hợp Quốc kêu gọi các quốc gia cần coi hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người, là thước đo chính xác cho tiến bộ xã hội và các mục tiêu chính sách công của các nước trên toàn cầu. Minh chứng là vào năm 2013, Liên hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 20-3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Giáo dục thế giới, nhất là các nước Châu Á – Thái Bình Dương, đã lập tức đưa ra ngay câu hỏi: hạnh phúc cá nhân của học sinh sao không thể lấy nó làm thức đo thành tích và chất lượng các nhà trường? Việc tiếp cận nâng cao chất lượng trường học thông qua đánh giá hạnh phúc người học thực chất là quay lại quan niệm về giá trị của giáo dục khối óc và giáo dục con tim, có từ xa xưa. “Giáo dục tâm trí mà không giáo dục con tim thì không phải là giáo dục” (Nhà Triết học cổ Aristote 384 TCN). Chính vì vậy giáo dục hiện đại đã chỉ ra rằng: học tập bao giờ cũng có hai mặt và luôn đan xen nhau, học tập là quá trình khám phá, phát hiện và học tập là sự thúc giục của tính ham muốn/thích thú/vui say. Thông qua học tập bằng khối óc được kết hợp học tập bằng con tim là phương thức học tập hiệu quả nhất. Ngày nay, giáo dục hiện đại đã coi trọng đánh giá các chỉ số thông minh EQ (cảm xúc) rất mới bên cạnh chỉ số IQ (kiến thức) truyền thống là thực tế chứng tỏ cho điều này.

Trong thời đại ngày nay, con người là sản phẩm của nhà trường rất năng động nhưng cũng quá căng thẳng trong cuộc sống, chịu áp lực nhiều của sự bất bình đẳng và môi trường ô nhiễm. Giáo dục cần hướng người học tới các giá trị tinh thần, tới lòng tốt và biết ơn, tới tính kiên trì và tinh thần cộng đồng. Các quốc gia cần định vị lại trường học, thay vì chỉ chú trọng dạy học theo tư duy logic, giải quyết vấn đề là cần phát triển các giá trị của cảm xúc hạnh phúc, nâng cao lòng tự tin và năng lực hợp tác trong quá trình học tập và làm việc.

Ở nước ta, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã ban hành văn bản chính thức mở cuộc vận động rộng rãi về “Xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc” trong tất cả các cơ sở giáo dục của mầm non, phổ thông, cao đẳng và đại học, vào đầu năm 2020. Đến nay hầu hết các cơ sở giáo dục trong cả nước đều được tiếp cận với khái niệm Trường học hạnh phúc. Ở cả ba vùng miền Bắc, Trung, Nam đều xuất hiện các mô hình Trường học hạnh phúc với các sắc thái long lanh khác nhau nhưng đều góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đổi mới ở các địa phương.

Có khó khăn nào trong việc theo đuổi xây dựng Trường học hạnh phúc ở nước ta, thưa ông?

Ông Đặng Tự Ân: Chuyển đổi nhận thức về Trường học hạnh phúc giờ không còn khó khăn với các cơ sở giáo dục. Thầy cô Hiệu trưởng đều nhận thấy cần phải hăng hái đi đầu để lan tỏa hạnh phúc trong trường và trong cộng đồng. Thách thức bây giờ là cách làm và cách đánh giá hiệu quả của mô hình ở các cơ sở giáo dục.

Đa phần khi triển khai mô hình đều có chung nhận định, ngao ngán: mơ hồ quá, không biết triển khai từ đâu và đánh giá ra sao? Cái chính là các trường chưa biết rằng, toàn bộ các tiêu chí về Trường học hạnh phúc được quy định dưới dạng định tính mà không là định lượng. Do đó rất khó xác định và xem xét, khẳng định sự đúng sai qua từng hoạt động của giáo viên và học sinh. Các mô hình đổi mới giáo dục khác, đa phần đều được xây dựng thông qua bộ tiêu chí định lượng, tức là qua các con số cụ thể, có khả năng đong, đo, đếm được. Vì thế triển khai mô hình Trường học hạnh phúc phải bằng “con tim và đức tin”. Điều đó đã nói: Bằng con tim sẽ nhìn thấu nhiều sự vật và hiện tượng, trong khi nhìn bằng mắt lại rất khó thấy. Thế nào là hạnh phúc của mỗi người? cũng là câu hỏi của nhiều thầy cô giáo. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc, một sự cảm nhận riêng của mỗi người. Hạnh phúc như con bướm, càng đuổi để nắm bắt nó càng bay xa. Nhưng nếu ta tĩnh tâm ngồi xuống thì chính con bướm ấy lại sà vào lòng ta hay trên vai ta. Cuối cùng, để có hạnh phúc thì mỗi chúng ta cần làm gì? Cần rèn luyện và kiên trì như môn học thể thao. Luôn sống tích cực và suy nghĩ tích cực là ta sẽ có cảm xúc tích cực – đó chính là hạnh phúc đã đến với ta.

Đây có phải là một trong những lý do khiến “Giáo dục đa đoan” như gần đây ông vừa chia sẻ trong một bài báo dài nói về chặng đường đổi mới giáo dục của Việt Nam?

Ông Đặng Tự Ân: Đó chỉ là một lý do. Còn hai vấn đề nữa coi là nguyên nhân: Giáo dục chưa định hình. Giáo dục của chúng ta có một thời gian dài duy trì nhà trường MAD (giận dữ) – cách nói của chuyên gia Giáo dục tại Việt Nam, GS Pek Cho (Hàn Quốc), thì đó là, một nhà trường nặng dạy tư duy logic, chỉ lo điểm số, dạy chữ khô khan, không chú ý khơi dậy cảm xúc và hoạt động tinh thần cho học sinh. Học sinh là con rối, áp lực đạt điểm cao vào trường đại học tốt. Giáo dục đã thay đổi theo Nghị quyết 29/TW nhưng chương trình hành động vẫn chưa được định hình, còn lúng túng, đôi khi chắp vá. Theo GS John Dewey người Mỹ (1859-1952), “ triết lý là lý luận giáo dục xét trên phương diện phổ biến nhất”. Đã qua bao hội thảo quốc gia, bao đề tài khoa học cấp nhà nước đã nghiệm thu, để tìm ra một cụm từ kinh điển cho Triết lý giáo dục Việt Nam… nhưng đến nay vẫn còn đa đoan và thấy xa vời đến thế. Sức ỳ của đội ngũ giáo viên quá lớn. Không hẳn sức ỳ của đội ngũ ở cái bản năng bảo thủ của người thầy, ở cái bản chất con người là thích ổn định, không muốn xáo trộn, không muốn làm những cái mới, làm cho mệt thân. Bên cạnh đó, tư duy của đội ngũ giáo viên bị ràng buộc, rất khó thoát ra từ lối tư duy cũ kỹ do đã hằn sâu quá lâu trong cả cuộc đời mỗi người. Khi đi học theo lối dạy và lối học cũ; vào trường học nghề dạy cũng theo giáo trình phương pháp dạy học cũ được các giáo sư cũ viết ra; ra trường tiếp tục phải dạy theo những gì đã được đào tạo theo kiểu cũ; một bộ phận giáo viên được đề bạt làm cán bộ quản lý cũng sẽ quản lý theo cách cũ, đó là “bảo đâu làm nấy” theo cấp trên. Có thể nói cả hệ thống giáo dục của chúng ta vận hành theo cách cũ và trên nền của tư duy cũ. Bảo sao giáo dục không bị đa đoan?. Nếu giáo dục tiếp tục tiến lên phía trước để hiện thực hóa  mục tiêu học thật, thi thật, nhân tài thật và giáo dục thật thì việc thay đổi tận gốc đội ngũ giáo viên phải được ưu tiên trước hết và trên hết.

Ông Đặng Tự Ân chụp ảnh cùng học sinh trường Tiểu học Tân Thông, huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh.

Trong sự “đa đoan” của giáo dục, đối với bậc đại học, ông có trăn trở gì, nhất là trong bối cảnh cuộc công nghiệp lần thứ 4?

Ông Đặng Tự Ân: Cấp học, bậc học đều có những trăn trở “đa đoan” của nó. Đối với bậc đại học, tôi nghĩ cần kiên trì theo mô hình: Giáo dục khai phóng. Hiện tại được coi là mô hình đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ và được áp dụng rộng rãi ở châu Âu và nhiều nước châu Á. Giáo dục khai phóng không bị trói buộc vào những môn học nào đó, kiểu như triết học, lịch sử, văn chương, âm nhạc, nghệ thuật, và những môn được gọi là “khoa học nhân văn” khác. Xu hướng giáo dục khai phóng rất phù hợp ở Việt Nam và phù hợp với thời đại CN 4.0. “Xã hội hiện nay với công nghệ số hóa, thì vòng đời của mọi nghề nghiệp không ổn định, vòng đời khoa học công nghệ rất ngắn, nếu học chuyên môn hẹp tới khi ra trường ngành nghề đó rất dễ đã bị thay đổi. Vì vậy, nếu sinh viên được trang bị kiến thức rộng, trang bị năng lực tư duy, năng lực diễn đạt,… sẽ thành công hơn trong cuộc đời” – GS Lâm Quang Thiệp đã nói.

Chuyển đổi số trong giáo dục còn quá chậm. Bậc đại học cần phải tiên phong về mặt tư duy cũng như xây dựng nội dung, phương pháp và cách làm cho không chỉ chính bậc học của mình mà còn dẫn dắt cho bậc học phổ thông và toàn ngành giáo dục. Trước mắt triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp: STEM (khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán học); STEAM (khoa học – công nghệ – kỹ thuật – nhân văn – toán học); STEAME (khoa học – công nghệ – kỹ thuật – nhân văn – toán học – doanh nghiệp) trong tất cả các cơ sở giáo dục. Đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số ở hiện tại và đón đầu cho tương lai.

Ông vừa xuất bản, ra mắt bạn đọc một cuốn sách với tiêu đề “Giáo dục là không gian dối”. Thông điệp chính mà cuốn sách mang lại là gì, thưa ông?

Ông Đặng Tự Ân: Tiêu đề của cuốn sách chính là tiêu đề của bài viết cho Tạp chí Hồn Việt (Hội nhà Văn Việt Nam) của tôi đã công bố cách đây hai năm. Tôi rất mừng là gần đây Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy mới nhậm chức nhưng cũng đưa ra thông điệp cho toàn ngành: Phải học thật, thi thật và nhân tài thật. Nghĩa là giáo dục không thể là gian dối. Từ đó mới có thể đạt được chất lượng dạy học và giáo dục thật ở mọi nhà trường.

Có thể nói cuốn sách của tôi là bức tranh phác họa về “đời sống” đổi mới giáo dục Việt Nam trong 3 – 4 năm gần đây. Ngoài ra còn có một điểm nhấn, ấn tượng của tôi khi nhắc lại những giá trị đổi mới giáo dục trong 5 – 6 năm gần đây. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ mang lại những gợi mở hay nhớ lại quan điểm đổi mới giáo dục của tôi và thấy được một phần đóng góp nho nhỏ của tôi vào sự nghiệp chấn hưng giáo dục nước nhà.

Cảm ơn ông về những chia sẻ hữu ích và chúc ông luôn tìm được nhiều niềm vui trong sự nghiệp giáo dục chưa bao giờ tắt của mình!

Bảo Hà (thực hiện)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Rạng Đông 60 năm hành trình theo chân Bác

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông giờ đây đang vươn đến một khát vọng mới - Khát vọng cho một doanh nghiệp dân tộc mang thương hiệu Việt Nam đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện khát vọng của Bác Hồ: Dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Lumi sở hữu nhà máy IoT/ Smarthome quy mô 6000m2

Lễ khánh thành Lumi Smart Factory - nhà máy sản xuất thiết bị IoT/ Smarthome tại khu công nghiệp Thăng Long 3 - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc diễn ra sáng ngày 20/04/2024 đã đưa Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam trở thành thương hiệu Nhà thông minh đầu tiên Make in Vietnam sở hữu nhà máy IoT/ Smarthome quy mô lớn.

Bài viết nổi bật

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.