Trang chủTự động hóaAn ninh - An toànAn toàn thông tin là yếu tố không thể tách rời trong...

An toàn thông tin là yếu tố không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số

Ngày 25/11/2021, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo và Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2021 với chủ đề “An toàn thông tin trong chuyển đổi số – thách thức và giải pháp”, hội thảo là sự kiện thường niên được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin tổ chức.

• Bài toán bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số
• Ngành cung cấo dịch vụ trọng yếu cần tự bảo vệ trước những nguy cơ tấn công mạng

Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội thảo

Muốn an toàn thì phải chuyển đổi số an toàn

Phát biểu khai mạc hội thảo ông Nguyễn Thành Hưng – Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết: Chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu để xây dựng một quốc gia thịnh vượng, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển đã sớm xây dựng ban hành chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo quyết định 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Để CĐS thành công, vấn đề an toàn thông tin cần phải được quan tâm đặc biệt và an toàn thông tin phải được coi là yếu tố quan trọng không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số. Vì thế việc đẩy nhanh CĐS sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan, doanh nghiệp trong vấn đề đảm bảo an toàn thông tin đòi hỏi cộng đồng an toàn thông tin cùng chung tay nhận diện, đề ra các giải pháp xử lý hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, trung bình mỗi năm, mỗi người trên toàn cầu bị 3 – 4 cuộc tấn công mạng. Do đó, muốn an toàn trên không gian mạng thì phải ý thức về sự không an toàn bởi càng ý thức cao về sự không an toàn thì càng an toàn.

Hiện Việt Nam đang có 90 triệu máy điện thoại thông minh, hàng chục triệu PC, laptop, máy tính bảng. Nhưng đa số các thiết bị cá nhân này chưa được cài phần mềm bảo vệ. Bên cạnh đó là gần 3 triệu camera nhưng phần lớn chưa được đánh giá an toàn thông tin và chưa được cài đặt chức năng bảo mật. Do đó đã có những hình ảnh riêng tư bị lộ lọt trên mạng.

Trên thế giới, mới có 60% dự án phát triển phần mềm áp dụng qui trình Phát triển- An toàn thông tin – vận hành. Ở Việt Nam, con số này còn thấp hơn nhiều. Vì vậy, còn rất nhiều những lỗi lập trình sơ đẳng đã gây mất an toàn thông tin nghiêm trọng. Nếu những phần mềm này là các nền tảng số quốc gia thì hậu quả là rất lớn.

Cũng trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, khi chuyển đổi số được thúc đẩy thì vấn đề lừa đảo trực tuyến cũng tăng mạnh. Trên thế giới đã ghi nhận có hơn 2 triệu website lừa đảo. Ở Việt Nam, từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, Cục An toàn thông tin đã phát hiện và xử lý 816 website lừa đảo giả mạo ngân hàng.

Muốn an toàn thì phải dùng nhiều hơn chứ không phải không dùng hay dùng ít đi, lộ lọt thông tin vẫn có thể xảy ra. Nhưng cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là tăng cường sử dụng công nghệ số chứ không phải là không dùng. Vì người Việt không thể không dùng và cũng phải thông qua dùng thì vấn đề mới bộc lộ ra và từ đó mà hoàn thiện.

Các quốc gia phát triển có khả năng chống đỡ tốt hơn vì họ đã sử dụng sớm hơn, vấn đề bộc lộ sớm hơn và hệ thống được hoàn thiện sớm hơn. Đi đầu về sử dụng công nghệ số và luôn quan tâm đến an toàn thông tin mới là cách tiếp cận đúng. Sợ hãi mà không dùng thì tụt hậu, nỗi sợ thì vẫn còn đó và ngày một lớn hơn.

Muốn an toàn thì cũng phải chấp nhận rủi ro. Không có rủi ro bằng không, chỉ có quản lý rủi ro để rủi ro ở mức chấp nhận được. Quản lý rủi ro cũng kèm theo chi phí, rủi ro thấp đi với chi phí cao. Bởi vậy luôn phải có câu chuyện tính toán cấp độ an toàn thông tin phù hợp cho từng hệ thống CNTT. Đây là câu chuyện mang tính toàn cầu, Bộ trưởng chia sẻ.

Có con số gợi ý về chi phí cho an toàn thông tin là 10% của tổng chi cho hệ thống CNTT. Bộ TT&TT đã đưa ra khuyến nghị về mô hình 4 lớp để bảo vệ hệ thống CNTT, bao gồm nhân lực tại chỗ, bảo vệ của doanh nghiệp chuyên trách về an toàn thông tin, kiểm tra tuân thủ của doanh nghiệp kiểm toán an toàn thông tin và giám sát của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Toàn cảnh hội thảo

Covid-19 giúp cho ta có được những bài học đắt giá từ an toàn thông tin

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Covid-19 là một thảm họa toàn cầu nhưng nó cũng dạy cho Việt Nam những bài học về an toàn thông tin.

Bài học lớn nhất chính là mỗi giây đều có giá trị. Do dự, chậm trễ trong dịch bệnh sẽ khiến lây lan theo cấp số nhân. Cũng tương tự, một tổ chức bị tấn công mạng mà chậm công bố, cảnh báo thì có thể hàng ngàn, hàng vạn tổ chức khác sẽ bị tấn công theo cách tương tự. Vì vậy, cần phải có sự hợp tác, chia sẻ thông tin của cả trong và ngoài nước.

Trong an toàn thông tin mạng, phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh, cần chủ động kế hoạch ứng phó, diễn tập thực chiến để cọ sát, có kinh nghiệm thực tiễn. Và điều này phải thực hiện ở cấp cơ sở, tức là cấp có hệ thống CNTT.

Bên cạnh đó, mọi người dân, tổ chức cần được tuyên truyền để nhận thức được các nguy cơ, mối đe dọa, các dấu hiệu bị tấn công. Được phổ cập công cụ, dịch vụ cơ bản để tự bảo vệ. Vượt quá khả năng tự bảo vệ thì sẽ có các tổ chức, doanh nghiệp chuyên nghiệp hỗ trợ, giống như các bệnh viện tuyến trên.

Chuyển đổi số quốc gia bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Tại Ngày An toàn thông tin năm nay, Bộ trưởng yêu cầu cần làm rõ, đảm bảo an toàn thông tin cho các nền tảng số quốc gia như thế nào, đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, đảm bảo an toàn cho các thiết bị truy cập Internet của người dân. Không chỉ là nhận thức nữa mà phải là làm như thế nào một cách thiết thực, hiệu quả.

Theo ông Hùng, Covid-19 là một thảm họa toàn cầu nhưng nó cũng dạy chúng ta những bài học về an toàn thông tin

Nhật Khang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rockwell Automation ra mắt Trung tâm Trải nghiệm mới tại Singapore

Trung tâm trải nghiệm CEC vừa được Rockwell Automation ra mắt nằm trong trụ sở chính của Rockwell Châu Á -Thái Bình Dương, bên cạnh nhà máy sản xuất lớn nhất của Rockwell ở khu vực.

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10

Năm học 2024 - 2025, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội gồm ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Tuyên dương và trao bảo trợ tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Trong suốt 31 năm qua Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ đóng góp cho thành phố và đất nước, với hàng trăm tài năng trẻ đã được tuyên duyên và bảo trợ.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.