Trang chủTự động hóaSố hóa Công nghiệp5 xu hướng cảm biến IoT được kỳ vọng trong năm 2022

5 xu hướng cảm biến IoT được kỳ vọng trong năm 2022

Theo báo cáo của một số nghiên cứu, các cảm biến trên thị trường thiết bị IoT toàn cầu sẽ đạt mức 205 tỷ USD vào năm 2028, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 30,8%. Các chuyên gia cho rằng phần lớn sự tăng trưởng này là do xu hướng áp dụng công nghệ trong thiết bị y tế, sự phát triển của các nhà máy thông minh và mô hình tự động hóa sản xuất.

• AI, IoT và Tự động hóa hỗ trợ đắc lực trong các hệ thống xử lý nước cấp, nước thải
• IoT Gateway – Chìa khóa kết nối cả thế giới

Cảm biến IoT hiện được sử dụng để theo dõi rất nhiều các số liệu trong cuộc sống, từ theo dõi nhịp tim con người đến sức khỏe vật nuôi, cây trồng trong ngành nông nghiệp. Ngoài ra, cảm biến IoT có thể giám sát: độ ẩm môi trường;  sự thay đổi áp suất trong chất khí và chất lỏng; theo dõi huyết áp; cảm biến quang học trong điện thoại thông minh, xe tự hành,…

Dưới đây là năm xu hướng cảm biến IoT giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của lĩnh vực này:

1. Sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật IoT

IoT được nâng cấp bởi AI không chỉ cung cấp dữ liệu mà còn có thể kích hoạt các hành động khi các cảm biến cung cấp dữ liệu. Các cảm biến và thiết bị truyền động được kết nối AI sẽ giúp giảm độ trễ của mạng, cải thiện quyền riêng tư và cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực cho các máy chủ điện toán đám mây và điện toán biên.

Báo cáo của Deloitte, IDC dự đoán rằng không lâu nữa, AI sẽ hỗ trợ tất cả các sáng kiến IoT một các hiệu quả và nếu không có các cải tiến về AI, dữ liệu từ việc triển khai IoT sẽ chỉ mang giá trị giới hạn.

2. Nhà máy thông minh

Báo cáo của IDC chỉ ra rằng các doanh nghiệp sản xuất đã đầu tư gần 200 tỷ đô la cho chi tiêu IoT, trong đó các nhà máy thông minh đóng một vai trò quan trọng trong các khoản đầu tư này.

Sản xuất thông minh hỗ trợ bởi IoT mang lại cho các nhà sản xuất khả năng hiển thị nhiều hơn về tài sản, quy trình và tài nguyên của họ. Dữ liệu từ các cảm biến và máy móc được các cảm biến IoT truyền tải lên điện toán đám mây và sau đó được phân tích bởi các nền tảng phần mềm IoT. Cuối cùng, những thông tin chi tiết này có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện doanh thu tổng thể.

3. Các thiết bị y tế đeo trên người

Được gọi chung là “công nghệ sức khỏe”, thiết bị y tế đeo trên người cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu của bệnh nhân được thu thập bằng cảm biến cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Công nghệ này đã đặc biệt thu hút với bệnh nhân và các chuyên gia y tế trong quá trình ngăn chặn đại dịch Covid-19 trên diện rộng vào năm 2020 và 2021.

Trong số hàng chục thiết bị IoT có thể đeo được trong y tế, máy đo huyết áp là sản phẩm được tìm kiếm và sử dụng hiệu quả nhất trong vài năm qua. Được mô phỏng theo thiết kế của một chiếc đồng hồ thông minh, thiết bị này đo huyết áp,  các hoạt động như số bước đã thực hiện và lượng calo đốt cháy. Thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ, sau đó được chuyển sang một ứng dụng, nơi dữ liệu có thể được chia sẻ với các nhà cung cấp dịch vụ y tế.

4. Sự xuất hiện của chip cảm biến IoT thế hệ tiếp theo

Những tiến bộ trong công nghệ vi xử lý cho phép các nhà sản xuất cảm biến IoT tạo ra các chip nhỏ hơn, rẻ hơn và thuận tiện hơn. Một ví dụ nổi bật là sự đầu tư của hãng Qualcomm vào lĩnh vực công nghệ này.

Các chip cảm biến cao cấp nhất do Qualcomm sản xuất có thể hỗ trợ máy ảnh độ phân giải cực cao và xử lý các tác vụ nâng cao như xoay máy ảnh, nghiêng và thu phóng. Những con chip thế hệ mới của Qualcomm và các công ty công nghệ khác có thể được ứng dụng trong lĩnh vực bán lẻ. Các con chip này có thể cung cấp năng lượng cho các giải pháp đa thanh toán như không chạm, xe đẩy thông minh, tự thanh toán và thanh toán di động. Ngoài ra, một số chip cảm biến IoT cao cấp thậm chí có thể điều khiển robot kéo các hàng hóa có trọng lượng lớn trong nhà kho.

5. Những tiến bộ của điện toán biên (Edge Computing)

Các cảm biến IoT mới nhất đang giúp các doanh nghiệp quản lý khối lượng thông tin khổng lồ cần thiết để thực hiện phân tích dữ liệu lớn bằng cách giao tiếp với các máy chủ điện toán biên. Đây là một cải tiến so với IoT dựa trên nền tảng đám mây, nơi các máy chủ thường được đặt xa các cảm biến, dẫn đến mức độ trễ cao hơn và xử lý dữ liệu chậm hơn nhiều.

Cảm biến IoT có thể cung cấp các thuật toán phân tích tới các máy chủ biên, cho phép xử lý dữ liệu cục bộ hoặc tổng hợp dữ liệu trước khi gửi đến một trang web tập trung để phân tích và lưu trữ sâu hơn. Các cảm biến IoT được kết nối với các máy chủ biên cũng có thể duy trì cho hệ thống luôn hoạt động, ngay cả khi kết nối mạng bị mất do tính chất phân tán của điện toán biên, nơi luôn có các máy chủ luôn được kết nối liên tục.

Minh Hoàng (theo datamation.com)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Tuyên dương và trao bảo trợ tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Trong suốt 31 năm qua Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ đóng góp cho thành phố và đất nước, với hàng trăm tài năng trẻ đã được tuyên duyên và bảo trợ.

Tháng 2 năm 2024 chứng kiến nhiều vụ tấn công ransomware nhất trong 3 năm

Tháng 2 năm 2024 được xem là thời điểm ghi nhận nhiều cuộc tấn công ransomware nhất trong 3 năm trở lại đây, với tổng số 416 trường hợp tấn công trên toàn cầu, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2023 và 124% so với năm 2022.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.