Trang chủGiáo dụcNguồn nhân lực3 lý do ngành công nghiệp tự động hóa cần kỹ sư...

3 lý do ngành công nghiệp tự động hóa cần kỹ sư phần mềm điều khiển

Ngành công nghiệp đã trải qua một chặng đường dài từ lao động thủ công, máy móc thô sơ cho đến các hệ thống tự động hóa tiên tiến. Hệ thống tự động hóa công nghiệp mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp như: gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chấn thiểu tai nạn nơi làm việc.

Bất kỳ ngành công nghiệp nào sử dụng tự động hóa đều cần có một chuyên gia để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động hiệu quả và an toàn. Dưới đây là 3 lý do mà một kỹ sư phần mềm điều khiển không thể thiếu đối với ngành công nghiệp tự động hóa.

Kiểm soát bộ điều khiển

Tự động hóa là tương lai của nhiều ngành công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ này để hợp lý hóa quy trình sản xuất và chế tạo cũng như vận chuyển hàng hóa. Chúng ta đã thấy cách mà Internet vạn vật (loT), trí tuệ nhân tạo, robot đang giúp công việc của người lao động trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Mặc dù tự động hóa có những ưu điểm vượt trội nhưng nó cũng có một mặt trái đáng báo động đó là các cuộc tấn công mạng. Các kỹ sư phần mềm điều khiển không chỉ xử lý và giám sát các hệ thống tự động hóa trong ngành mà họ còn loại bỏ các sai sót, sửa lỗi và giải quyết các vấn đề trong phần mềm cũng như quy trình vận hành.

Tạo một mạng ổn định và an toàn là rất quan trọng trong việc bảo vệ các hệ thống tự động hóa công nghiệp khỏi các mối đe dọa bên ngoài và bên trong. Các kỹ sư kiểm soát đã được đào tạo chuyên sâu để giải quyết và quản lý những rủi ro như vậy.

Đổi mới

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số hóa, các dây chuyền tự động được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai công nghệ tiên tiến để cải thiện quy trình cũng như cung cấp dịch vụ. Trong đó, bao gồm cài đặt bán vé tự động tại bàn và sử dụng các chatbot để hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, các kỹ sư sẽ nâng cao hệ thống và quy trình phần mềm hiện có bằng cách chạy các bài kiểm tra cơ sở dữ liệu và xác định các lỗi ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả của chương trình.

Tối ưu hóa hệ thống tự động giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Và các kỹ sư phần mềm điều khiển có một vai trò quan trọng trong việc đạt được điều này. Một phần nhiệm vụ của họ là hợp tác với các bộ phận kinh doanh khác để cải thiện quy trình làm việc.

Cuối cùng, mục đích của các kỹ sư kiểm soát là giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên và tăng hiệu quả bằng cách sửa chữa, loại bỏ hoặc thay thế các quy trình thủ công lặp đi lặp lại, dư thừa hoặc không đáng tin cậy.

Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng là khả năng của doanh nghiệp giải quyết nhu cầu ngày càng tăng bằng cách bổ sung thêm nguồn cung. Ví dụ, một siêu thị có thể phục vụ nhiều khách hàng hơn bằng cách chỉ định thêm nhân viên thu ngân tính tiền. Nói đơn giản hơn, một doanh nghiệp có khả năng mở rộng là một doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng với nguồn lực tăng lên. Mặc dù, việc thiết lập các hệ thống tự động hóa rất tốn kém, nhưng về lâu dài, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí lao động và vận hành một cách đáng kể.

Các kỹ sư phần mềm điều khiển có thể giúp mở rộng quy mô các hệ thống tự động hóa công nghiệp bằng cách thiết kế và phát triển một chương trình phần mềm hiệu quả. Điều này cho phép công ty đạt được doanh thu và lợi nhuận cao với chi phí thấp. Hơn nữa, nó chỉ yêu cầu sự tham gia tối thiểu từ chủ sở hữu doanh nghiệp và không tốn nhiều chi phí để bảo trì hoặc nâng cấp. Nói cách khác, các kỹ sư phần mềm điều khiển có thể nâng cao các hệ thống hiện có bằng cách làm cho chúng nhanh hơn, tốt hơn, an toàn hơn và bảo mật hơn mà không cần xây dựng lại từ đầu.

Tuệ An (Theo:automationmagazine)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Lợi nhuận ròng điều chỉnh năm 2023 của Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023. Trong năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD.

Đẩy mạnh chương trình giáo dục trải nghiệm máy tái chế nhựa trong trường học và cộng đồng

Chương trình trải nghiệm tái chế rác nhựa là chương trình giáo dục trải nghiệm tái chế đặc biệt, với mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, trong đó tập trung đến nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, khu chung cư và các khu công nghiệp trên cả nước.

Xiaomi 14: cụm camera Leica trứ danh, kích thước nhỏ gọn cùng nhiều tính năng cao cấp toàn diện

Xiaomi 14 sở hữu cấu hình cao, hệ điều hành thông minh và công nghệ quay chụp được nâng cấp toàn diện nhờ trang bị cụm camera Leica Summilux hứa hẹn mang đến trải nghiệm toàn diện cho người dùng.

Giảm 9,3% số vụ tấn công mạng gây ra trong tháng 2

Trong tháng 2/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 862 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI

GenAI sẽ thay đổi thế giới và công việc của con người ở quy mô chưa từng có. Bởi vậy, nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ AI của đội ngũ nhân sự là cách để doanh nghiệp thích ứng.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.