Trang chủGiáo dụcNguồn nhân lực20 nhóm ngành nghề sẽ được đào tạo, đào tào lại phục...

20 nhóm ngành nghề sẽ được đào tạo, đào tào lại phục vụ CMCN 4.0

Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký đã phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Thời gian thực hiện từ 2021-2025.

• Nhân lực kỹ thuật cao: chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Chuẩn bị nhân lực đáp ứng CMCN4.0

Theo Quyết định này sẽ có khoảng 4.800 người tham gia thí điểm chương trình. Ở mỗi ngành nghề, trình độ sẽ có khoảng 120 người được đào tạo. Chương trình nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0).

Ngoài ra, chương trình cũng nhằm đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc CMCN4.0 cho ít nhất 300 nghìn lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới một năm; xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm thích ứng với yêu cầu của cuộc CMCN4.0 góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Đối tượng đào tạo lại là người lao động trong các doanh nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp.

Đối tượng được đào tạo là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tham gia các chương trình đào tạo ngành/nghề mới, các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng mới, kỹ năng tương lai) đáp ứng nhu cầu cuộc CMCN4.0.

Đối tượng đào tạo lại là người lao động trong các doanh nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc CMCN4.0; người lao động trong các doanh nghiệp ở các ngành nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng để tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả tiến bộ khoa học công nghệ ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

Bộ LĐTB và XH chủ trì phối hợp thực hiện

Để thực hiện chương trình này, Chính phủ giao Bộ Lao động thương binh và Xã hội (LĐTB và XH) phối hợp các bộ/ngành liên quan khảo sát,  đánh giá, xác định thực trạng kỹ năng của người lao động tại các lĩnh vực ngành nghề chịu tác động của cuộc CMCN4.0; nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo ngành nghề mới, kỹ năng nghề mới; xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo lại; xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại đáp ứng chuẩn đầu ra; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dạy trong doanh nghiệp; lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp để đặt hàng đào tạo, đào tạo lại; tổ chức đào tạo, đào tạo lại; tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, đào tạo lại.

Trong đó, Nhà nước đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn tham gia đào tạo hoặc đào tạo lại trong Chương trình theo hình thức chính quy hoặc thường xuyên; đặt hàng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp được lựa chọn để đào tạo, đào tạo lại trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác trong Chương trình.

Xây dựng kế hoạch đào tạo có phân công trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện đào tạo, đào tạo lại; xây dựng, vận hành cổng thông tin điện tử để quản lý, kết nối các thành phần tham gia Chương trình, phục vụ việc triển khai và quản lý, theo dõi Chương trình hiệu quả.

Tổ chức đào tạo, đào tạo lại tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tại doanh nghiệp hoặc kết hợp cả hai phương thức theo hình thức vừa học vừa làm, thời gian đào tạo phù hợp theo tính chất của kỹ năng và mức độ thiếu hụt kiến thức, kỹ năng; tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp; thực hiện việc tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo quy định; thanh quyết toán theo số lượng và chất lượng người học tốt nghiệp.

Quyết định cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng học liệu dùng chung cho các chương trình đào tạo để chia sẻ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tham gia, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia chương trình đào tạo; khuyến khích các cơ sở xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa, hệ thống thiết bị và các phần mềm ảo mô phỏng.

Kinh phí thực hiện từ ngân sách, nguồn thu sự nghiệp của các trường, các quỹ hợp pháp và kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án hợp tác quốc tế, nguồn tài trợ, hỗ trợ hợp pháp trong và ngoài nước.

Trần Hằng

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rockwell Automation ra mắt Trung tâm Trải nghiệm mới tại Singapore

Trung tâm trải nghiệm CEC vừa được Rockwell Automation ra mắt nằm trong trụ sở chính của Rockwell Châu Á -Thái Bình Dương, bên cạnh nhà máy sản xuất lớn nhất của Rockwell ở khu vực.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10

Năm học 2024 - 2025, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội gồm ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.